> Chờ điểm sáng ở LHP Việt Nam lần 18
> Phim tư nhân áp đảo Cánh diều
Chẳng hạn các nhân vật nói chuyện tiền cả ngày, người thì hưởng thừa kế 1 tỷ đô la, người thì “thu xếp cho anh ngay 3 trăm triệu đô la nhé” “vâng có ngay đây anh ạ”, có vẻ không biết một tỷ có mấy số không. Ngày trước có nhà văn nổi tiếng, viết về người trở thành tỷ phú nhờ bán nước mía rong.
Nhà văn nổi tiếng khác thì viết về gương kinh doanh đá cục, cũng phất thành tỷ phú như chơi. Người ta bảo nhà văn Việt Nam hiểu biết về kinh tế có phần yếu là thế. Cuốn sách bị cấm kia rộ lên một chặp rồi cũng chẳng thấy ai bàn tán nữa, bởi có gì mà bàn, và cũng chẳng ghê gớm như tin đồn để mà phải cấm.
2.Một bộ phim hợp tác với nước ngoài, được lăng xê cả tháng trời, khoác nhiều sứ mệnh lịch sử. Cuối cùng phim lên sóng, dù đã được bảo chứng bằng một nửa ê-kip nước ngoài, thế mà chẳng thấy hồn vía đâu, tính cách nhân vật không có, toàn minh họa vụng về.
Tình huống xảy ra chuyện thì giả. Diễn viên khoe phải học tiếng nước ngoài lao tâm khổ tứ lắm, nhưng rồi thấy có đất mà diễn đâu, nói mấy câu thoại sáo rỗng là xong. Kính chẳng bõ phiền, nhân vật lịch sử không thấy lớn hơn qua bộ phim truyện được quảng cáo là công phu này. Một dự án ý nghĩa nhưng từ khâu kịch bản đã sơ giản, tóm lại thiếu cả “chân trời” lẫn “người bay”.
3.Nhìn vào danh sách dự Liên hoan phim Việt Nam sắp diễn ra, thấy tỉ lệ “thảm họa” vẫn át “điểm sáng”. Thời gian như bóng câu qua cửa, mới hôm nào Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội đành chọn “Thiên mệnh anh hùng” để trao giải an ủi.
Lần này ban tổ chức chỉ dám nhận xét “chất lượng phim không đi lên cũng không đi xuống so với kỳ Liên hoan phim Việt Nam trước”. Nói như vậy nghĩa là có đi xuống đấy, chứ điểm sáng mà nhỉnh hơn thảm họa thật thì nhiều nhà điện ảnh đã nổ như thể sắp lọt vòng cuối dự tranh Oscar đến nơi.