> Cận cảnh công việc của người mẫu khỏa thân
> Những bức tranh nude vẽ như thật
Khán giả xem nghệ sĩ trình diễn khỏa thân trong hộp. Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp. |
Chưa từng có triển lãm riêng cho ảnh nude nào được cấp phép, Hoàng vẫn có cách riêng để ảnh của mình đến được với ai muốn xem nó.
Từ ý tưởng nào mà Hoàng lại đưa ảnh khỏa thân vào hộp đen trong dự án Come-out (Ngoài sáng)? Cho vào hộp có gì hay hơn để bên ngoài?
Tôi bắt đầu đề tài khỏa thân với Closer (Gần nữa) năm 2006, nhưng không được cấp phép với lý do “vi phạm thuần phong mỹ tục”. Cho nên lần này, tôi đưa vào hộp, đặng thay thế sự kiểm duyệt, để bảo vệ ánh mắt của những ai không muốn xem. Ngoài ra, tôi cũng muốn tránh việc người xem chụp lại hình ảnh triển lãm. Vì dù sao gia đình tôi cũng có truyền thống nghề giáo.
Nếu để hình ảnh khỏa thân của mình phát tán tràn lan trên mạng trong bình phẩm của mọi người, chắc rồi sẽ đến tai má tôi... Tôi có thể bình thản tự bảo vệ mình trước dư luận nhưng gia đình thì tôi không thể bất chấp được.
Tôi muốn trả lại suy nghĩ đơn giản về nude. Vì sự đóng khuôn suy nghĩ về cái đẹp bản thể trong những cái hộp đã khiến nhiều người nghĩ sai lệch về cái đẹp tự nhiên của nude. Rồi một số nhiếp ảnh gia, vì lách luật, cũng đưa ra những tấm ảnh chiều chuộng thị giác người xem, cũng làm sai lệch nốt cái nhìn về nude, vốn rất giản dị như chính bản thể của nó Hoàng Himiko |
Vì sao dự án tên là Come-out? Trong khi hình như một số ảnh vẫn giấu mặt?
Ồ, tôi không giấu mặt đâu. Với Ngoài sáng I, tôi tự chụp một cách ngẫu nhiên khi đang tham gia trại sáng tác ở Hàn Quốc. Đặt máy ở chế độ tự động, tôi cứ chạy ra chạy vô. Có tấm tôi còn bật cười vì trượt té. Nói chung là, gương mặt tôi bình thản và tinh nghịch, như đang đối diện chính mình, vì có ai ngoài tôi và ống kính đâu. Độ 2/3 trong tổng cộng 18 tấm là thấy mặt tôi.
Tôi chọn tên Come-out theo tinh thần bước ra khỏi những suy nghĩ bị đóng khung bên trong chiếc hộp. Còn Ngoài sáng II dùng người mẫu tình nguyện đa dạng nhiều thành phần. Tôi không làm stylist, mà chỉ đóng vai trò của một cái máy, ghi nhận lại những gì người mẫu hướng về phía tôi, và chọn bố cục tốt nhất có thể.
Với những người mẫu tham gia Ngoài sáng II, Hoàng có điều kiện và giao kèo gì?
Một cô gái trẻ vừa gửi cho tôi câu hỏi tương tự. Tôi trả lời :“Chỉ cần là một người tự hài lòng với bản thể mình là tương đối đủ rồi em”. Về giao kèo, các người mẫu không bắt tôi ký thì thôi, cớ gì tôi phải bắt người mẫu giao kèo (cười). Gần như tất cả các người mẫu đều có sự tin tưởng tuyệt đối tôi khi tham gia. Có một cô ca sĩ nổi tiếng tham gia dự án Gần nữa (2006), cũng không bắt tôi ký bất kỳ một cam kết nào. Nhưng trong trường hợp Ngoài sáng II được nhà sưu tập hay bảo tàng nào đó mua, thì có thể tôi sẽ thảo ra một thỏa thuận riêng với người mẫu. (cười lớn)
Hoàng Himiko. |
Hoàng có run khi triển lãm không xin phép?
Ồ, tôi đã tôn trọng thước đo về thuần phong mỹ tục sau sự cố Gần nữa. Tôi đã tự kiểm duyệt và tôn trọng người xem. Ai không muốn xem hoàn toàn không bị vô tình nhìn thấy. Tôi đặt những cái hộp đen bằng chiều cao của người trưởng thành. Và tôi cũng không gửi thông cáo báo chí như những cuộc triển lãm khác. Tại sao tôi lại phải run?
Quan điểm của Hoàng về việc xin phép?
Theo tôi biết thì ở các nước tiến bộ, nghệ sĩ không cần phải xin phép ai cho tác phẩm của mình cả. Sáng tạo là một lĩnh vực trừu tượng mênh mông, nếu muốn, anh có thể áp đặt bất cứ cái nhìn nào của anh vào nó. Làm sao người kiểm duyệt có thể đặt mình vào góc nhìn của nghệ sĩ được. Chỉ là, anh cứ để họ tự do thể hiện, tự do trưng bày. Rồi cái hay, cái dở đều được phơi bày cả. Nào ai có thể dung những ngụy ngôn để tô vẽ về tác phẩm của mình, rồi bắt mọi người nhìn theo góc nhìn của mình được. Ở thời đại này, cái anh cấm vẫn đầy rẫy trên internet đó thôi. Chưa kể, việc đổ khuôn suy nghĩ đó còn khiến phát sinh thêm những tác dụng phụ tai hại, càng khiến người ta tò mò tìm kiếm.
Tốt nhất hãy cứ để nghệ sĩ thể hiện, phản cảm quá thì dư luận sẽ chê, hay thì sẽ lan xa, nhiều người tìm đến. Nào phải cái gì được cấp phép thì cũng được khen đâu. Kiểm duyệt nhiều quá có khác gì như ba mẹ cứ mãi làm bảo mẫu cho con, trong khi người xem vốn đã có sự tự kiểm duyệt và chọn lọc