Vì sao người dân đua nhau đòi trả di tích?

Vì sao người dân đua nhau đòi trả di tích?
Việc người dân làng cổ Đường Lâm đòi trả danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia chưa ngã ngũ thì mới đây người dân phố cổ Đồng Văn (Hà Giang) rục rịch đòi trả danh hiệu này lại cho Nhà nước?

Vì sao người dân đua nhau đòi trả di tích?

Việc người dân làng cổ Đường Lâm đòi trả danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia chưa ngã ngũ thì mới đây người dân phố cổ Đồng Văn (Hà Giang) rục rịch đòi trả danh hiệu này lại cho Nhà nước?

Nếu thực trạng này tiếp diễn ở những di tích khác thì danh hiệu di tích cấp quốc gia liệu còn có ý nghĩa?

Làm sao để hài hòa giữa bảo tồn và phát triển ở các khu di tích đang là bài toán khó
Làm sao để hài hòa giữa bảo tồn và phát triển ở các khu di tích đang là bài toán khó.
 

Từ câu chuyện đòi "trả di tích" ở làng cổ Đường Lâm

Năm 2005, làng cổ Đường Lâm thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội được công nhận danh hiệu lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Thế nhưng, niềm vui chẳng được bao lâu khi mới đây, nhiều người dân ở làng cổ Đường Lâm ký đơn xin “trả danh hiệu”. Sự việc mới nghe qua có thể lạ và khó hiểu nhưng xét cho cùng thì cũng hợp lí. Vì giữ danh hiệu di tích để làm gì khi mà cuộc sống của chính họ không được đảm bảo.

Dân số của làng Đường Lâm ngày càng tăng mà đất đai không đẻ thêm được. Thế nên, người dân đòi trả lại danh hiệu để có thể cơi nới thêm tầng tăng không gian sinh hoạt cho gia đình. Đòi hỏi này rất chính đáng nhưng lại không hợp lí vì đây là làng cổ nằm trong không gian văn hóa di tích cấp quốc gia cần được bảo tồn nguyên trạng.

Thêm nữa, qua thời gian cùng với sự ăn mòn của thời tiết xứ nhiệt đới thì nhiều hạng mục của công trình cổ xuống cấp làm cho cuộc sống của người dân rất khó khăn trong khi các dự án trùng tu vẫn trong quá trình họp bàn, thảo luận và chờ kinh phí. Bên cạnh đó, tiền thu từ dịch vụ du lịch có là bao. Chưa kể không phải người dân nào trong làng cổ Đường Lâm cũng được thụ hưởng giá trị như nhau. Có người đang sống trong nhà cổ thì không nhận được bao nhiêu lợi ích từ dịch vụ du lịch trong khi có người không nằm trong diện nhà cổ thì hưởng nhiều lợi ích từ làm dịch vụ.

Chính nghịch lí này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho người dân trong làng cổ bức xúc và đến khi không thể điều hòa được nữa thì họ đành làm đơn xin trả danh hiệu lại cho Nhà nước.

Cách đây không lâu, khi trao đổi với PV Petrotimes xung quanh vấn đề này, TS Phạm Hùng Cường, Phó hiệu trưởng Trường đại học Xây dựng Hà Nội, một trong những thành viên tham gia đề án bảo tồn làng cổ Đường Lâm khẳng định: “Nếu cho phép xây nhà 2 tầng trong thôn Mông Phụ cũng đồng nghĩa chúng ta đã bỏ đi một gia trị quý giá nhất của làng cổ Đường Lâm”. Tuy nhiên, làm sao để giải quyết bài toán giữa việc bảo tồn nguyên trạng làng cổ Đường Lâm với đảm bảo sinh kế của người dân vẫn là một bài toán khó.

Đến chuyện người dân phố cổ Đồng Văn đòi trả di tích

Phố cổ Đồng Văn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 2008 nhưng cách đây một ngày khi mà Bộ Văn hóa, Thể Thao & Du lịch đang hội nghị - hội thảo trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa thì cũng có thông tin rằng một số hộ dân ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang có ý định giống người dân làng cổ Đường Lâm là đòi trả lại di tích.

Phố cổ Đồng Văn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 2008
Phố cổ Đồng Văn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 2008.
 

Vì hiện tại nhiều hạng mục của phố cổ Đồng Văn đã xuống cấp nghiêm trọng như gỗ bị mục, cột bị mục, xà mọt, mái dột, xiêu vẹo, tường có hiện tượng sắp đổ. “Chúng tôi vận động họ giữ gìn nguyên trạng cả chục năm nay chờ dự án, nhưng cứ chờ đợi hết năm này qua năm khác”, ông Sùng Đại Hùng, Bí thư huyện ủy Đồng Văn cho biết tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 19 (mở rộng) diễn ra hôm 8-7, khiến nhiều người quan tâm tới di sản này phải suy nghĩ.

Trong khi đó, dự án trùng tu di tích cấp quốc gia phổ cổ Đồng Văn có gần chục năm nay nhưng vẫn trong khâu thẩm định. Nhắc đến đây, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện chùa Một Cột… cũng vì cái hành trình chờ trùng tu, nâng cấp mà phải có cảnh trụ trì chùa cầm nón che tượng Phật gây bức xúc dư luận trong một thời gian khá dài.

Được biết, Hà Giang được hưởng hơn 7 tỷ đồng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nhưng số tiền phân bổ để trùng tu di tích, trong đó có phố cổ Đồng Văn chưa đến 1 tỷ đồng. Bên cạnh việc di tích xuống cấp thì hiện nguồn thu của người dân phố cổ Đồng Văn chủ yếu từ dịch vụ du lịch như ăn uống, nghỉ ngơi cũng chẳng là bao vì sản phẩm du lịch còn nghèo nàn.

Vậy là, người dân cũng khó khăn để sống với di tích khi mà di tích không đảm bảo nguồn sinh kế cho cuộc sống hằng ngày của họ. Trong khi phố cổ Hội An làm rất tốt điều này. Chính du lịch và dịch vụ đi kèm đã đem lại nguồn sinh kế đáng kể cho chính cư dân địa phương thì không hà cớ gì họ không mặn mà trong việc giữ gìn di tích đó.

Được biết Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015 do Chính phủ phê duyệt, tổng kinh phí 7.399 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung Ương là 3.231 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 2.116 tỷ đồng, vốn huy động là 2.052 tỷ đồng.

Có ý kiến cho rằng nên chăng coi các dự án trùng tu di tích là một dự án kinh tế - văn hóa – xã hội chứ không đơn thuần là câu chuyện của các nhà làm văn hóa. Có lẽ chỉ khi nào chúng ta thực hiện trùng tu có hiệu quả, quy hoạch, bảo tồn và quản lí có hiệu quả các khu di tích, để người dân địa phương được thụ hưởng lợi ích sinh kế từ di tích mà mình đang sống và gìn giữ thì khi đó chắc chắn họ sẽ nói không với việc trả lại di tích. Đây dường như vẫn là câu hỏi khó cho các nhà làm chính sách và quản lí hiện nay.

Theo Petrotimes

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chậm trễ thi công trạm dừng nghỉ cao tốc, Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng'
Chậm trễ thi công trạm dừng nghỉ cao tốc, Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng'
TPO - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu giám đốc các ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng về tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ và chất lượng các dự án. Bộ GTVT sẽ xem xét và xử lý trách nhiệm các chủ thể tham gia dự án nếu có không hoàn thành nhiệm vụ.