Bây giờ ai thích chèo?

Bây giờ ai thích chèo?
TP - Một đoạn đối thoại giữa MC và thí sinh vòng Giấu mặt của Giọng hát Việt Nhí. MC: “Bạn thích hát nhạc gì?” “Dạ cháu thích hát nhạc dốc (ý nói rock) và nhạc đen (dance) ạ”.

> Giọng hát Việt Nhí: Nếu vắng Phương Mỹ Chi?
> Nhí mãi, giờ mới... Việt

“Ui dốc à! Thế có luyện chèo với anh con không... Tại sao anh con làm diễn viên chèo mà con không học đi?!”. “Tại cháu không thích chèo lắm”. “Hát được tí (chèo) nào không”. “Dạ không”. “Bữa nào học đi, hay lắm! Cứ phải thử, càng hát được nhiều thể loại càng hay”.

Hỏi các thí sinh nhí khác có thích hoặc biết chèo không, câu trả lời dễ đều cùng tinh thần phủ định như trên. Sự xuất hiện phổ biến của các em bé hát thành thạo tiếng Anh, nhạc Mỹ tại Giọng hát Việt Nhí dường như chẳng còn làm ai ngạc nhiên. Bởi nó cũng chỉ thể hiện thực đơn âm nhạc phổ biến ở Việt Nam hiện nay mà thôi.

Nhạc nào cũng đẹp, cũng hay. Đừng để trẻ em sau khi ngấm một thứ nhạc này lại đâm quay lưng với thứ nhạc tưởng chừng đối lập. Người anh đã dạy em nhỏ hát “nhạc mới” rất hay, đồng thời không truyền được tình yêu nhạc dân tộc cho em! Thực ra để diễn viên chèo ở một tỉnh nghèo thời buổi này yêu được bộ môn mình trót theo đuổi cũng thật khó! Bởi còn tùy vào việc câu hỏi Nhà nước ơi có yêu chèo không? có đầu tư cho chèo không?... được trả lời bằng hành động ra làm sao.

Thế nhưng sự xuất hiện của Phương Mỹ Chi (hát nhạc âm hưởng dân ca Nam bộ) cũng tại Giọng hát Việt Nhí, hay ca nương Nguyễn Kiều Anh tại Tìm kiếm Tài năng Việt vẫn được quan tâm, thậm chí gây sốt là điều đáng suy nghĩ. Thực ra sự quan tâm này cũng là hệ quả một thực trạng bất thường: Người trẻ hát nhạc dân tộc quá hiếm.

Ca nương Phạm Thị Huệ đang trong chuyến công du 3 tháng tại Mỹ. Chị được mời sang trình diễn, giảng dạy về ca trù và văn hóa Việt cho thính giả trẻ kể từ bậc tiểu học ở Cleverland. Tôi cho đây là biểu hiện “vọng ngoại” một cách văn minh, sau khi hướng nội xong xuôi. Còn thì nhiều người sùng ngoại đến mức sẵn sàng xóa sổ chính mình.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG