Tìm về cội nguồn ngày di sản văn hóa Việt Nam

Tìm về cội nguồn ngày di sản văn hóa Việt Nam
TPO - Khu trưng bày triển lãm đã tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của người Việt xưa trong không gian văn hóa mang đặc thù miền quê đồng bằng Bắc Bộ với nhà tre, vách đất, mái rạ, bờ ao…

Tìm về cội nguồn ngày di sản văn hóa Việt Nam

TPO - Khu trưng bày triển lãm đã tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của người Việt xưa trong không gian văn hóa mang đặc thù miền quê đồng bằng Bắc Bộ với nhà tre, vách đất, mái rạ, bờ ao…

Tiết mục dân ca quan họ Bắc Ninh
Tiết mục dân ca quan họ Bắc Ninh.

Đó là một phần trong nội dung triển lãm “Khám phá văn minh sông Hồng”, diễn ra trong khuôn khổ Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ VIII với tên gọi “Ngày về nguồn 23-11-2012”. Lễ khai mạc chương trình được tổ chức vào tối 21-11 tại trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam.

Hát múa: “Bức tranh quê”
Hát múa: “Bức tranh quê”.

Sự kiện là hoạt động mở đầu trong công tác tuyên truyền sẽ được tổ chức xuyên suốt trong năm 2013 để quảng bá cho đồng bào trong nước, bạn bè quốc tế hiểu thêm về giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể khu vực đồng bằng sông Hồng, hướng tới Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng do Hải Phòng đăng cai tổ chức.

Các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình
Các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình.

Tại triển lãm, các khu vực được trưng bày theo các chủ đề khác nhau. Khu vực “Văn minh sông Hồng từ Đông Sơn đến Đại Việt” giới thiệu tổng quan về nền văn hóa châu thổ sông Hồng – cái nôi hình thành văn minh Việt cổ. Các hiện vật được trưng bày gồm trống đồng, công cụ lao động, vũ khí, đồ trang sức, nhạc cụ… cùng các tài liệu khoa học phụ: Bản đồ các di tích văn hóa Đông Sơn, ảnh đền Cổ Loa, bản vẽ hoa văn trống đồng.

Nhà ở của người dân vùng đồng bằng sông Hồng
Nhà ở của người dân vùng đồng bằng sông Hồng.

Khu vực tranh dân gian Việt Nam giới thiệu các dòng tranh tiêu biểu: Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng… với những tác phẩm nổi tiếng như: “Cá chép trông trăng”, “Chim công”, “Ngũ hổ”, “Hứng dừa”, “Đám cưới chuột”; cùng 50 bộ diều sáo của 13 nghệ nhân thuộc 10 câu lạc bộ diều đến từ 7 tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Nghệ nhân làm gốm
Nghệ nhân làm gốm .

Bên cạnh đó là khu trưng bày các hiện vật được dựng lên trong không gian mang đặc thù miền quê đồng bằng Bắc Bộ, giới thiệu sản phẩm thủ công mĩ nghệ, nghệ thuật thư pháp, triển lãm “Huyền thoại cầu Long Biên” cùng triển lãm riêng của một số tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình, Bắc Ninh, Phú Thọ.

Trưng bày sản phẩm thủ công mĩ nghệ
Trưng bày sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

Tại buổi khai mạc, bà Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ VHTTDL cho biết: “Đến với Ngày di sản năm nay, khách thăm quan sẽ được thưởng thức và khám phá Văn minh sông Hồng – từ Đông Sơn đến Đại Việt với hàng trăm cổ vật, hiện vật gốc của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam”.

Triển lãm tranh ảnh
Triển lãm tranh ảnh.

Chương trình do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức với sự tham dự của các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh. Chương trình kéo dài từ ngày 21 – 24-11-2012 với một số hoạt động bên lề như: Hội thảo di sản văn hóa dân gian, Lễ mừng thọ cựu chiến binh, giao lưu tuổi trẻ với di sản văn hóa và một số chương trình biểu diễn nghệ thuật: chầu văn, hát xoan, chèo, rối nước… của các đoàn nghệ thuật địa phương.

Hồng Hạnh

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.