Nga lo ngại “chuyên gia lật đổ” Mỹ

Ông John Tefft tại một triển lãm hải sản thế giới ở Alaska (Mỹ)
Ông John Tefft tại một triển lãm hải sản thế giới ở Alaska (Mỹ)
TP - Ông John Tefft, người được mệnh danh “chuyên gia lật đổ”, vừa chính thức được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Nga. Dư luận Nga tỏ ra hết sức cảnh giác với ông này.

Vị trí đại sứ Mỹ tại Nga đã bị để trống từ tháng 2 tới giờ sau khi Đại sứ Mỹ tại Nga trước đó là ông Michael McFaul từ nhiệm. Đại sứ mới của Mỹ sẽ đến Mátxcơva trong lúc quan hệ Mỹ-Nga đang căng thẳng mà mới đây nhất là những biện pháp trừng phạt của Washington nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại miền đông Ukraine.

Tin John Tefft sang Nga làm Đại sứ đã được dư luận Nga tiếp nhận với thái độ hết sức nghi ngại và cảnh giác. Bởi lẽ, nhà ngoại giao chuyên nghiệp 65 tuổi này nổi tiếng là một nhân vật có lập trường chống Nga quyết liệt.

Ông đã có thâm niên 40 năm trong ngành ngoại giao, từng giữ những chức vụ khác nhau tại nhiều nơi như Roma, Budapest, Jerusalem, và luôn luôn được biết đến là một nhà thương lượng cứng rắn, nghiệt ngã, không bao giờ chịu thỏa hiệp. 

Nga lo ngại “chuyên gia lật đổ” Mỹ ảnh 1

Tân Đại sứ Mỹ tại Nga John Tefft

Hơn thế nữa, John Tefft còn được nhiều nhà phân tích mệnh danh là “chuyên gia lật đổ”, “chuyên gia cách mạng sắc màu”. Danh hiệu này xuất hiện qua nhiều năm John Tefft hoạt động tại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Litva, Gruzia và Ukraine.

Từ năm 1996- 1999, John Tefft làm Phó Đại sứ Mỹ tại Mátxcơva. Nhưng hoạt động năng nổ và đa dạng của ông bắt đầu nổi bật là trong thời gian ông làm Đại sứ Mỹ tại Gruzia (từ năm 2005 đến 2009), đất nước của cuộc “cách mạng Hoa hồng”, cuộc “cách mạng màu” đầu tiên trong không gian hậu Xô Viết.

Đây cũng là thời gian người đứng đầu Gruzia là ông Mikhail Saakashvili, vị Tổng thống nổi tiếng thân Mỹ đã gây ra cuộc chiến tại Nam Osetia khiến Mátxcơva phải can thiệp. Vào thời điểm này, John Tefft là cố vấn của Tổng thống Saskashvili. 

Sau Gruzia, John Tefft được cử làm Đại sứ Mỹ tại Ukraine từ năm 2009- 2013. Tại đây, ông đã tích cực hỗ trợ cho việc chuẩn bị cuộc “cách mạng Cam” lần thứ 2 diễn ra hồi đầu năm nay tại thủ đô Kiev và kết quả là lật đổ chính quyền hợp pháp của Tổng thống Viktor Yanukovych. Ngay vào năm 2012, John Tefft đã tuyên bố thẳng thừng rằng Mỹ tài trợ cho “xã hội công dân” ở Ukraine. 

Việc cử một nhân vật chống Nga như John Tefft làm Đại sứ ở Nga trùng với thời điểm quan hệ Nga - Mỹ xấu đi rõ rệt.

Theo các nguồn tin ẩn danh trong Chính phủ Mỹ, Tổng thống Obama hết sức bất bình và thất vọng về cách hành xử của Mátxcơva và muốn giảm bớt tới mức tối thiểu mọi quan hệ với Nga.

Với tâm trạng đó, ông Obama đã quyết định bổ nhiệm John Tefft, một nhân vật luôn luôn thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với “chủ nghĩa đế quốc Nga”, làm Đại sứ tại Nga mặc dù biết rõ sự bổ nhiệm này sẽ gây tức giận trong dư luận Nga.

Nhưng Điện Kremli không hề tỏ ra e ngại sự bổ nhiệm này. Đại diện Điện Kremli tuyên bố chờ đợi nhà ngoại giao kỳ cựu John Tefft sẽ hoạt động một cách chuyên nghiệp, bình tĩnh, mặc dù thừa biết rằng trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ lâm vào khủng hoảng như hiện nay, ông John Tefft sẽ gặp không ít khó khăn.

John Tefft được nhiều nhà phân tích mệnh danh là “chuyên gia lật đổ”, “chuyên gia cách mạng sắc màu”. Danh hiệu này xuất hiện qua nhiều năm John Tefft hoạt động tại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Litva, Gruzia và Ukraine.

Theo Theo Vzgliad.ru và Dni.ru
MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương. 
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
TP - Hợp tác không gian Mỹ-Trung và Nga-Trung đang được đẩy mạnh vì các chiến lược, chương trình không gian của 3 nước có nhiều điểm chung và giúp tăng cường quan hệ song phương về tổng thể trong bối cảnh địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.