Nga đưa chiến hạm trang bị tên lửa hành trình đến Syria

Chiến hạm Admiral Grigorovich.
Chiến hạm Admiral Grigorovich.
TPO - Một chiến hạm được trang bị tên lửa hành trình của Nga đang trên tới Địa Trung Hải một ngày sau khi Mỹ tiến hành cuộc tấn công trực tiếp vào căn cứ quân sự Syria.

Các phương tiện truyền thông Nga đưa tin, chiến hạm Admiral Grigorovich sẽ cập bến một căn cứ hậu cần tại Tartus, Syria.

Cơ quan thông tấn TASS của Chính phủ Nga dẫn nguồn tin quân sự giấu tên cho biết, chiến hạm Admiral Grigorovich xuất phát tại Cảng Novorossi trên Biển Đen. Theo TASS, sự hiện diện của chiến hạm này phụ thuộc vào tình hình trong khu vực, nhưng dự kiến sẽ ở lại Syria trong 1 tháng.

“Đây thực sự chỉ là một dấu hiệu cho thấy sức mạnh quân sự của Nga. Nga muốn cho thế giới thấy những gì đã làm được trong 18 tháng triển khai quân sự tại Syria và khu vực”, Paula Newton, phóng viên cao cấp của CNN, bình luận.

NATO cũng nhận định, đây là một trong những đợt triển khai quân sự lớn nhất từ Nga trong nhiều thập kỷ qua.

Được biết, sau khi Mỹ phóng 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat ở miền tây Syria, Nga cam kết giúp tăng cường phòng vệ cho quốc gia này.

Điện Kremlin cũng lên án cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên của Mỹ vào Syria vi phạm pháp luật quốc tế.

Đáp trả lại, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson tuyên bố, “thất vọng” nhưng “không ngạc nhiên” trước phản ứng từ phía Nga.

Nhà Trắng vào cuối ngày 7/4 từ chối bình luận liệu cuộc tấn công tên lửa của Mỹ là hành động duy nhất, hay là một phần của chiến lược quân sự mới nhắm vào chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Trước cuộc không kích, Mỹ lên án vụ tấn công hóa học vào Khan Sheikhoun, thị trấn của phe nổi dậy, giết chết ít nhất 80 người và làm hàng chục nạn nhân khác bị thương vào ngày 4/4. Mỹ cũng tố, Chính phủ Syria đứng sau vụ việc. 

Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.