Nga – Trung dàn trận trên biển: 'Đồng sàng dị mộng'

Nga – Trung dàn trận trên biển: 'Đồng sàng dị mộng'
TPO - Nga-Trung tập trận quy mô lớn nhất từ 8 – 10/7 trong Vịnh Peter Great (VladiVostoc) với 20 chiến hạm, 10 chiến đấu cơ, trực thăng. Tuy nhiên, mỗi nước đều có mục tiêu, ý đồ riêng riêng.

> Hàng chục tàu chiến, phi cơ Nga -Trung dàn trận trên biển

> Trung Quốc, Nga tập trận hải quân chung

Trong quá trình diễn tập, hải quân hai nước tiến hành giải cứu các tàu bị cướp biển bắt giữ và tiến hành các hoạt động tìm kiếm – cứu nạn, cứu hộ và giúp đỡ các tàu gặp sự cố trên biển. Đồng thời, ở chế độ huấn luyện sát với thực tế chiến đấu, các chiến hạm thực hiện nhiệm vụ dẫn đường và hộ tống các đoàn vận tải, tiếp nhận nhiên liệu, cơ sở vật chất trên biển, đồng tổ chức các hoạt động triển khai các tuyến phòng ngự chống ngầm, các tuyến phòng không trên biển và chiến đấu chống chiến hạm nổi. Các hạm tàu của hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc sẽ bắn đạn thật vào các mục tiêu khác nhau trên biển và trên không.

Cả hai nước tuyên bố cuộc diễn tập không nhằm mục tiêu chính trị, quân sự. Tuy nhiên, theo giới phân tích, các cuộc diễn tập chung của các quốc gia, các cường quốc quân sự, đều nằm trong một bối cảnh chính trị, đặc biệt trong mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Nhà phân tích chính trị hải dương Sergei Grebenuk khẳng định với RIA Novosti: “ Nước Nga đang tăng cường đối ngoại chính trị ở châu Á với những tính toán đến lợi ích của Trung Quốc. Đặc biệt, trong lĩnh vực quân sự, trong đó có chính sách quốc phòng mà Trung Quốc đang phát triển gần đây”.

Theo quan điểm của ông, trong mối quan hệ tổng quan giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản có những vấn đề rất rắc rối và phức tạp. Tất nhiên, các cuộc diễn tập tương tự đều có định hướng biểu dương sức mạnh trong khu vực. Bằng cách này, Trung Quốc đang thể hiện vị thế của mình và cho các quốc gia trong khu vực biết, ai là người lãnh đạo châu Á.

Theo giới phân tích, trong cuộc diễn tập lần này, về phía Trung Quốc, ý đồ quân sự - chính trị được thể hiện rõ nét nhất qua nội dung diễn tập. Về mục tiêu quân sự, Trung Quốc thật sự rất quan tâm đến những kinh nghiệm và năng lực tác chiến của Hạm đội Thái Bình dương trong lĩnh vực chống ngầm và phòng không.

Rõ ràng không có một lực lượng cướp biển nào được trang bị cả tàu ngầm tấn công và không quân hải quân. Hơn nữa, người Trung Quốc quan tâm đển năng lực, kinh nghiệm chỉ huy và điều hành tác chiến trên biển của Hải quân Nga, vốn có quá nhiều qua các cuộc chiến tranh tính từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Những kinh nghiệm chỉ huy, điều hành tác chiến này là bài học quý giá cho lực lượng tham mưu tác chiến hải đoàn trong điều kiện xung đột khu vực, chiến tranh cục bộ. Người Trung Quốc hoàn toàn chưa có được những bài học đắt giá trong các hoạt động phối hợp chống ngầm, phòng không trên biển, tiếp liệu và bảo vệ các đoàn công voa quân sự. Nhưng những khả năng xảy ra xung đột trên biển Đông, biển Hoa Đông và xa hơn nữa, Ấn Độ dương đang rất cần những kinh nghiệm này.

Tàu chiến Nga - Trung trên biển
Tàu chiến Nga - Trung trên biển.

Trung Quốc và biển Đông

Về mục đích chính trị, điều này càng rõ ràng hơn nữa. Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu được vị thế địa chính trị của mình và mối quan hệ địa chính trị với nước Nga, với chính sách “ trở lại châu Á” người Mỹ đang sắp xếp một vành đai phong tỏa quanh Trung Quốc với các đồng minh của mình. Chỉ cần 1 xung đột nhỏ là Mỹ có khả năng kiểm soát chặt chẽ biển Đông và eo biển Malacca. Vấn đề còn lại là, các xung đột đó nếu xảy ra, phải được dập tắt ngay bằng thắng lợi nhanh chóng nghiêng về phía Trung Quốc, đó là sức mạnh hải quân. Vòng vây phong tỏa sẽ hoàn toàn xụp đổ, nếu như nước Nga và các nước thuộc khối SNG đứng ở vị trí trung gian và vẫn tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế trên cơ sở lợi ích và sự không đồng thuận với Mỹ. Cuộc diễn tập này đã thể hiện một kế sách đối ngoại khá cổ xưa của người Trung Quốc: Đông hòa Bắc đấu – nói rõ hơn là, cuộc diễn tập có mục đích biểu dương lực lượng đối với Nhật Bản, Mỹ và các nước khác thuộc đồng minh của Mỹ trong vòng phong tỏa, đồng thời thể hiện sự liên kết với liên bang Nga, chấm dứt một ý đồ kiềm chế của Nhà Trắng.

Đối với nước Nga, mục đích quân sự hoàn là toàn chính xác, không giống như các cuộc diễn tập với các đồng minh thuộc khối SNG, người Nga chỉ quan tâm đến thực lực tác chiến của PLA và khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh khu vực.

Đồng thời, Nga quan tâm đến những hợp đồng quốc phòng mà Trung Quốc sẵn sàng thương lượng để mua thiết bị và công nghệ của Nga, nước Nga trên thực tế không cần đồng minh Trung Quốc, nước Nga cần Trung Quốc duy trì năng lực của mình để tiếp tục tiêu thụ năng lượng dầu khí, các nguyên liệu, nước sạch và những nhu cầu thiết yếu cho 1,3 tỷ người của đại lục. Và nếu sức mạnh quân sự Trung Quốc càng tăng, thì thị trường vũ khí, trang bị của Nga càng được mở rộng, Cánh cửa hợp tác kinh tế, quân sự và chính trị đối với châu Á Thái Bình dương, ngay cả đối với Nhật Bản cũng rộng hơn gấp nhiều lần.

Về mục đích chính trị, cuộc diễn tập của Nga như một sự cảnh tỉnh đối với tham vọng của Trung Quốc về vấn đề nhập cư và tình hình biên giới biển. Nga muốn người Trung Quốc hiểu rõ, Nga chính là cửa sau của Trung Quốc trong điều kiện đối đầu với chính sách kiềm chế của Mỹ, để tránh làm người Nga bất hợp tác, Trung Quốc cần có một chính sách rõ ràng trong mối quan hệ Nga – Trung.

Tham vọng ngang hàng về ảnh hưởng khu vực địa chính trị với siêu cường là Mỹ không thể thiếu sự im lặng của Liên bang Nga. Ý đồ gây ảnh hưởng với Nga là không có, nhưng những ảnh hưởng và lời ích của Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình dương, Trung Quốc không thể phớt lờ.

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Chậm trễ thi công trạm dừng nghỉ cao tốc, Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng'
Chậm trễ thi công trạm dừng nghỉ cao tốc, Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng'
TPO - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu giám đốc các ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng về tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ và chất lượng các dự án. Bộ GTVT sẽ xem xét và xử lý trách nhiệm các chủ thể tham gia dự án nếu có không hoàn thành nhiệm vụ.