Biển Đông: Việt Nam cần giữ 'cái đầu lạnh' với TQ

Ông Andrew Billo, trợ lý giám đốc Chương trình Chính sách của Asia Society
Ông Andrew Billo, trợ lý giám đốc Chương trình Chính sách của Asia Society
TPO- Mới đây, ông Andrew Billo, trợ lý giám đốc Chương trình Chính sách của Asia Society có trụ sở tại New York cho rằng Việt Nam cần giữ “cái đầu lạnh” trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc.
Ông Andrew Billo, trợ lý giám đốc Chương trình Chính sách của Asia Society
Ông Andrew Billo, trợ lý giám đốc Chương trình Chính sách của Asia Society .

Hiếu chiến và hăm dọa

Theo CNN, 10 ngày trước, ông Andrew Billo có chuyến du lịch đến đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Ông nói: “Tôi không đến đây vì loại tỏi đặc sản hay hải sản ngon nổi tiếng mà tham gia vào một chuyến đi do chính phủ tài trợ, đến thăm một hòn đảo mà Việt Nam tuyên bố Chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ 16 xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Trong tuần qua, Trung Quốc hứa hẹn về những giải pháp hòa bình về tranh chấp biển đảo trong cuộc họp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, theo đài CNN, phần lớn thế giới cho rằng những nỗ lực của Trung Quốc trong củng cố chủ quyền Biển Đông là “hiếu chiến và hăm dọa”.

Điển hình là hôm 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của anh Bùi Văn Phải, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.

Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy
Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy.

Truyền thông Trung Quốc và các hãng tin quốc tế dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang nhiên bác bỏ việc Trung Quốc trực tiếp gây ra hư hại cho tàu cá Việt Nam. Tuy nhiên, ngay trong phát biểu của mình, ông Hồng Lỗi lại thừa nhận hành động trên và còn tuyên bố đây là hành động nhằm ‘dạy cho các ngư dẫn phải tránh xa’ vùng biển thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam, nhưng ông này cho rằng thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Bất chấp thực tế về việc tàu cá Việt bị bắn cháy khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ông Hồng Lỗi tuyên bố: “Hành động đáp trả của Trung Quốc đối với các tàu cá Việt đánh bắt bất hợp pháp là hợp lý và cần thiết”.

Không thể dồn TQ vào một góc

Ông Billo cho rằng, trong thực tế, Việt Nam cũng giống như các nước láng giềng khác của Trung Quốc, đều nhỏ bé hơn, yếu hơn về tiềm lực kinh tế, quân sự, sức mạnh chính trị để có thể ngăn chặn sự hung hăng, hiến chiến của Trung Quốc trên Biển Đông. Khi Philippines đưa tranh chấp Biển Đông lên Tòa án Quốc tế, ngay cả luật pháp quốc tế cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và bởi luật pháp vấn còn thiếu cơ chế thi hành.

Theo ông Billo, đó là lý do tại sao Việt Nam có thể đạt được nhiều lợi ích hơn trong đàm phán nếu nước này phản ứng một cách khôn ngoan, có tính toán, với thái độ “lạnh”. Bằng cách này, Việt Nam có thể “dụ” Trung Quốc lùi bước, chứ không phải dồn nước láng giềng khổng lồ vào một góc bằng việc nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ trên khu vực tranh chấp.

Trên thực tế, hai nước đã có những hợp tác song phương trong lĩnh vực hàng hải. Năm 2004, Trung Quốc và Việt Nam ký một thỏa thuận chung về đánh bắt hải sản trong Vịnh Bắc Bộ, mặc dù thỏa thuận loại trừ các khu vực tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông nói: “Chẳng ai thích một kẻ hay bắt nạt dưới sân trường, thậm chí hắn ta có thể hung hăng, lấn lướt. Giữ mình đứng trên những cạnh tranh sẽ có lợi cho vị thế quốc tế của Việt Nam, chứng minh sự trưởng thành trong các chính sách đối ngoại của mình và đặt Việt nam vào vị thế tốt hơn như một điểm hấp dẫn hợp tác quốc tế.

Trung Quốc đang tự làm hại mình

Hãng tin CNN dẫn lời ông Billo cho biết, những hành động của Trung Quốc đang tự làm hại chính mình và sẽ không có khả năng đi đến thành công. Nước này đi ngược lại với nhiều thông lệ và luật pháp quốc tế cũng như hành động huênh hoang như một cường quốc đang lên, do đó, nước này đang tự biến mình thành một “nhân vật toàn cầu vô trách nhiệm”.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng chính là lý do chính khiến Mỹ chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể chiếm được sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á bằng việc thể hiện mong muốn sẵn sàng hợp tác trên cơ sở khung pháp lý toàn cầu mà nước này tự nguyện tham gia. Một Trung Quốc minh bạch cũng sẽ khiến việc cố gắng giành cảm tình khu vực của Mỹ trở nên khó khăn hơn.

Tóm lại, một chiến lược để giải quyết tranh chấp bằng việc công nhận những khác biệt về lịch sử đồng thời tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa các bên dựa trên nguyên tắc pháp lý là điều cần thiết. Việt Nam và các quốc gia khác không nên để bị kích động vì những tuyên bố hung hăng của Trung Quốc. Thế giới cũng đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái trên khu vực và hi vọng Trung Quốc có thể thay đổi.

Phan Yến
Theo CNN

Theo Dịch
MỚI - NÓNG