Tàu hải giám Trung Quốc ‘xông đất’ Điếu Ngư/Senkaku

Tàu hải giám Trung Quốc ‘xông đất’ Điếu Ngư/Senkaku
TPO - Sáng nay, mồng 1 Tết Nguyên đán 2013, Trung Quốc đã điều một đội tàu hải giám ra vùng ngoài khơi quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

> Radar tên lửa TQ nhắm bắn tàu Nhật ở Hoa Đông
> Trung Quốc ‘tố’ Nhật bôi nhọ hình ảnh vụ Radar tên lửa

Theo Tân Hoa Xã, đội tàu giám sát biển của Trung Quốc gồm các tàu Haijian 50, Haijian 51, Haijian 66 and Haijian 137 đã tiến ra vùng biển quần đảo tranh chấp với Nhật Bản là Điếu Ngư/Senkaku vào sáng nay.

Các thủy thủ của tàu giám sát biển Trung Quốc tiến ra vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku sáng nay
Các thủy thủ của tàu giám sát biển Trung Quốc tiến ra vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku sáng nay.

Đợt điều đội tàu giám sát biển ra quần đảo Điếu Ngư/Senkaku nhằm vào ngày đầu xuân năm mới Quý Tỵ 2013 mà các nước châu Á đang đón mừng.

Tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku bắt đầu nổ ra từ hồi tháng 9 năm ngoái sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữ hóa một số đảo của quần đảo Senkaku. Phía Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này và liên tục cử tàu hải giám và tuần tra vùng biển quanh khu vực này.

Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tiếp điều tàu ra vùng biển quần đảo tranh chấp
Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tiếp điều tàu ra vùng biển quần đảo tranh chấp.

Đến nay, căng thẳng giữa hai nước về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Trong thời gian qua, khi Trung Quốc liên tiếp điều tàu hoạt động ở khu vực biển quần đảo tranh chấp, Nhật Bản cũng đã tuyên bố tăng cường giám sát với một lực lượng đặc nhiệm theo dõi mọi động thái ở trên vùng biển này.

Trong một động thái mới nhất, Trung Quốc đã dùng radar tên lửa nhắm vào tàu hải quân của Nhật trên Biển Hoa Đông, một động thái mà Nhật mô tả là “rất nguy hiểm”. Trung Quốc ngày 5- 2 lại lên tiếng chỉ trích những phản ứng của Nhật Bản về vụ việc này và cho rằng Nhật Bản đang cố ý “bôi nhọ” hình ảnh Trung Quốc.

Hiện nay, phía Nhật Bản cũng kêu gọi Trung Quốc nối lại quan hệ song phương bằng một cuộc hội nghị thượng đỉnh, nhưng hai nước vẫn chưa đạt được một sự thống nhất về việc này.

Nguyễn Thủy
Theo Tân Hoa Xã

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.