Trung Quốc dọa trả đũa mạnh mẽ đối với Nhật Bản

Trung Quốc dọa trả đũa mạnh mẽ đối với Nhật Bản
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân ngày 26-10 tuyên bố nước này bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp trả đũa mạnh mẽ nếu Nhật Bản “tạo ra các sự cố” ở những vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp trên biển Hoa Đông.

> Nhật Bản theo dõi tàu chiến Trung Quốc

> Tàu lớn Trung Quốc có thể bị tiêu diệt ở Biển Đông

> Nhật Bản hạ thủy siêu tàu khu trục Akizuki thứ 4

 
Hải quân Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc.

Phát biểu trong cuộc họp báo bất thường vào tối cùng ngày, ông Trương Chí Quân nói: “Chúng tôi đang theo dõi rất sát sao những hành động mà Nhật Bản có thể thực hiện liên quan đến quần đảo Điếu Ngư và các vùng biển liền kề. Hành động mà phía Nhật Bản có thể tiến hành sẽ quyết định đến các biện pháp trả đũa của Trung Quốc."

"Nếu Nhật Bản tiếp tục đi theo con đường sai trái hiện nay và có thêm những hành động sai lầm cũng như tạo ra các sự cố liên quan đến quần đảo Điếu Ngư và thách thức Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ dứt khoát tiến hành những biện pháp đáp trả mạnh mẽ. Trung Quốc không thiếu gì những biện pháp trả đũa," ông nói.


Thứ trưởng Trung Quốc khẳng định thêm: "Chúng tôi có niềm tin và khả năng để bảo vệ chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Các mối đe dọa hay sức ép của nước ngoài dù lớn đến đâu cũng không thể làm lay chuyển quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc”.

Ngoài ra, ông Trương cũng khẳng định việc Nhật Bản quốc hữu hóa một phần quần đảo Điếu Ngư đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với quan hệ Trung-Nhật kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ 40 năm trước.

Ông đồng thời tuyên bố trước đây không hề có tranh chấp liên quan đến Điếu Ngư/Senkaku cho đến khi Nhật Bản chiếm đoạt bất hợp pháp quần đảo này vào năm 1895.

Theo Vietnam+

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
TPO - Hệ thống các khu bảo tồn biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các dịch vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng là yếu tố quan trọng gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.