Ông chủ WikiLeaks quyết không nộp mình

Ông chủ WikiLeaks quyết không nộp mình
TP - Ngày 30-6, Julian Assange, người sáng lập trang web WikiLeaks đã từ chối ra nộp mình cho cảnh sát . Ông cho biết, ông sẽ ở lại trong đại sứ quán Ecuador tại London cho tới khi đơn xin cư trú chính trị của ông được chấp nhận.

> Người sáng lập WikiLeaks trốn vào sứ quán Ecuador

Cảnh sát túc trực trước cổng đại sứ quán Ecuador, nơi Assange đang lánh nạn
Cảnh sát túc trực trước cổng đại sứ quán Ecuador, nơi Assange đang lánh nạn.

Từ tuần trước, Assange, 40 tuổi đã bất ngờ tới Đại sứ quán Ecuador tại London để xin tị nạn chính trị nhằm tránh bị dẫn độ về Thụy Điển, nơi ông đang bị truy nã vì liên quan tới những cáo buộc tấn công tình dục.

Ông đã nhận được một lá thư của Cảnh sát London yêu cầu ông ra nộp mình tại đồn cảnh sát Belgravia vào lúc 11g 30 vào ngày 30-6. Assange cho biết, trong thư ông đã được khuyên nên tuân theo lời đề nghị này của cảnh sát.

Ông cho biết thêm về nội dung lá thư: “Đây không được coi là bất kỳ dấu hiệu nào của sự thiếu tôn trọng. Theo luật pháp của Anh và luật quốc tế, việc đánh giá cho cư trú được ưu tiên trong trường hợp dẫn độ”.

Mặc dù, Assange bị kẹt lại ở Anh và sống trong điều kiện nguy hiểm, Nhưng ít nhất ông cũng có quyền tự do để xin cư trú tị nạn chính trị. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc ông Assange phải đưa ra một quyết định khó khăn: xin tị nạn chính trị tại Ecuador

Assange hiện nay đang được bảo vệ ngoại giao tại đại sứ quán Ecuador và không thể bị cảnh sát bắt nếu ông không bước chân ra khỏi tòa nhà của đại sứ quán ở Knighsbridge.

Trước đây, Assange đã phải nộp bảo lãnh 200.000 bảng Anh để được tại ngoại. Hiện ông đang phải đối mặt với cáo buộc tấn công tình dục một phụ nữ và quan hệ tình dục không an toàn với một cô gái khác ở Stockholm hồi tháng 8 năm 2010 khi ông có buổi diễn thuyết tại đây.

Người Australia, quê hương của ông, cho rằng đó là tình dục đồng thuận và cáo buộc chống lại ông mang động cơ chính trị.

Tháng trước, tòa án tối cao Anh đã thay đổi phán quyết của tòa án cao cấp cho rằng việc dẫn độ Assange là hợp pháp. Tuần trước, cũng tòa án này lại từ chối mở lại phiên phúc thẩm xét xử dẫn độ đối với ông và cho rằng việc làm này không xứng đáng.

Susan Benn là người đọc thông báo của cảnh sát ngay bên ngoài đại sứ quán Ecuador cho biết: “Vấn đề mà ông Assange đang đối mặt rất nghiêm trọng. Tính mạng và sự tự do của ông ấy cũng như tổ chức của ông ấy và những người liên quan đều đang bị đe dọa. Chính quyền Mỹ đã xúi hội đồng xét xử chống lại Assange và các thành viên sáng lập khác của WikiLeaks. Các quan chức ngoại giao Australia đã mô tả việc điều tra này là chưa từng có tiền lệ và tự nhiên”.

Ông chủ WikiLeaks Julian Assange
Ông chủ WikiLeaks Julian Assange.

Theo Susan Benn, WikiLeaks, ACLU và các nhóm khác đã đấu tranh chống lại trát đòi hầu tòa này và các vấn đề khác nảy sinh trong quá trình điều tra tại các tòa án ở Mỹ.

Các quan chức Mỹ cho biết trong một phiên tòa mở rằng, hồ sơ FBI về vụ điều tra này đã lên tới 42. 135 trang. Bộ tư pháp Mỹ ngày 29-6 đã thừa nhận rằng việc điều tra WikiLeaks đang được tiến hành.

Bây giờ chỉ còn vấn đề thời gian trước khi nhà cầm quyền Mỹ bắt đầu tiến hành việc dẫn độ đối với Assange và các thành viên chủ chốt của WikiLeaks với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có tội sử dụng gián điệp để thu thập tin tức bí mật.

Có những báo cáo đáng tin cậy cho biết, bản cáo trạng được đóng dấu niêm phong đã được thực hiện để chống lại Assange.

Theo luật pháp Mỹ, bản cáo trạng niêm phong chỉ có thể được mở trước công chúng một khi ông Assange đang bị tạm giam.

Theo một quan chức Mỹ, việc thừa nhận sự tồn tại một bản cáo trạng dán dấu niêm phong là vi phạm hình sự.

Tòa án Anh cho rằng Julian Assange sẽ không bị buộc bất kỳ tội hình sự nào nếu ở Thụy Điển. Còn chính quyền Thụy Điển cũng sẽ không thể kết tội Assange nếu ông ta không ở Thụy Điển.

Chính vì vậy, Assange đã nhiều lần ngỏ lời mời các nhà điều tra Thụy Điển sang Anh để thẩm vấn.

Mặc dù đây là thủ tục hết sức bình thường, nhưng nhà cầm quyền Thụy Điển từ chối mà không đưa ra một lý do nào.

Thay vào đó, họ gửi cho Interpol thông báo đỏ và lời đề nghị dẫn độ. Chính vì thế, ông chủ WikiLeaks cứ bị mắc kẹt tại Anh như tù giam lỏng hơn 561 ngày mà cũng không ai đưa ra được lời buộc tội nào.

Ông chủ WikiLeaks và nhóm luật sư của mình đã từng tìm kiếm sự đảm bảo từ cả chính quyền Anh lẫn chính quyền Thụy Điển rằng họ sẽ đảm bảo sự đi lại an toàn sau khi đã hoàn tất các cuộc thẩm vấn pháp lý đối với ông.

Tuy nhiên, cả hai chính phủ đều từ chối, mặc dù nhiều người hy vọng rằng họ sẽ xem xét vấn đề này một lần nữa.

Việc ngày 14-6 vừa qua, Thụy Điển công bố rằng họ sẽ bắt giam Assange mà không cần buộc tội khiến ông Assange không cảm thấy an toàn tại Anh trước yêu cầu dẫn độ về Thụy Điển hoặc Mỹ.

 Anh Vũ
Theo Daily Mail

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.