Phương Tây gây sức ép, Thổ Nhĩ Kỳ lùi gói thầu mua tên lửa

Phương Tây gây sức ép, Thổ Nhĩ Kỳ lùi gói thầu mua tên lửa
Theo giải thích của phía Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đang cân nhắc lại đề nghị mới của phía Nga liên quan tới T-LORAMIDS.

Thổ Nhĩ Kỳ lại một lần nữa lùi thời điểm công bố kết quả gói thầu tìm mua tổ hợp tên lửa phòng không T-LORAMIDS mới trước sức ép của phương Tây và đồng minh NATO.Theo giải thích của phía Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đang cân nhắc lại đề nghị mới của phía Nga liên quan tới T-LORAMIDS.

Tờ Hurriyet Daily News dẫn nguồn tin từ Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSM) cho hay, Istanbul đã quyết định lùi thời điểm công bố kết quả T-LORAMIDS tới sau cuộc bầu cử Quốc hội tổ chức vào ngày 7-6 tới. Chính phủ mới sẽ có trách nhiệm đàm phán với 3 nhà thầu lọt vào vòng chung kết gói thầu và đưa ra kết quả cuối cùng.

Phương Tây gây sức ép, Thổ Nhĩ Kỳ lùi gói thầu mua tên lửa ảnh 1
Phương Tây gây sức ép, Thổ Nhĩ Kỳ lùi gói thầu mua tên lửa ảnh 2

Tổ hợp Patriot PAC-3 và SAMP/T sẽ cạnh tranh nhau tại T-LORAMIDS.

Theo tuyên bố hồi tháng 9-2013, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, nhà thầu Trung Quốc CPMIEC đã giành chiến thắng tại T-LORAMIDS với giá chào thầu thấp kỷ lục, chỉ 3,44 tỷ USD so với mức dự kiến trên 4 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ. Để giành chiến thắng tại T-LORAMIDS, CPMIEC với tổ hợp FD-2000 đã vượt qua liên doanh Lockheed Martin/ Raytheon với tổ hợp tên lửa Patriot phiên bản PAC-2 và PAC-3, Rosobonexport với S-300 PMU-2 Favorit và Tổ hợp Eurosam với tổ hợp SAMP/T sử dụng đạn tên lửa Aster-30.

Tuy nhiên, sau khi kết quả T-LORAMIDS được công bố, phương Tây và Mỹ lên tiếng phản đối việc tích hợp các thành phần tên lửa phòng không có nguồn gốc Trung Quốc vào hệ thống phòng không chung của NATO (Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên khối NATO) với lo ngại lộ thông tin.

Thậm chí, giới chức quân sự NATO còn dọa trục xuất Thổ Nhì Kỳ ra khỏi hệ thống phòng thủ tên lửa chung của khối. Mới đây, Nga đã đưa ra gợi ý sẵn sàng cung cấp tổ hợp S-300VM Antey-2500 nếu phía Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm.

Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến qua T-LORAMIDS sẽ mua 12 tổ hợp tên lửa phòng không mới và yêu cầu nhà thắng cuộc phải thành lập liên doanh với công ty nội địa để phát triển tổ hợp tên lửa phòng không mới.

Đầu tháng 9-2014, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, nước này nối lại đàm phán với Eurosam do các bất đồng với phía Trung Quốc liên quan tới việc chuyển giao công nghệ và quy trình sản xuất FD-2000 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với đó, nhà thầu Mỹ Lockheed Martin/ Raytheon vẫn được giữ lại tham dự đấu thầu.

Nhiều chuyên gia nhận định, T-LORAMIDS sẽ là sự cạnh tranh giữa nhà thầu châu Âu và Mỹ liên quan tới quan điểm của các bên trước sự kiện diệt chủng người Armenia từng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Theo qdnd.vn
MỚI - NÓNG