Nga bắt đầu đưa ‘rồng lửa’ S-400 vào trực chiến

Hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga. Ảnh: Tass
Hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga. Ảnh: Tass
TPO - Hệ thống phòng không S-400 ngày 10/12 đã chính thức được Nga đưa vào trực chiến trên vùng Tây Bắc của Liên bang.

Hãng Tass ngày 11/12 phụ trách báo chí Quân khu miền Tây, Đại tá Igor Muginov cho biết: “Hôm nay (ngày 10/12), một số hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 đã bắt đầu nhiệm vụ trực chiến. Nhiệm vụ trước mắt là bảo vệ biên giới trên không của Liên bang Nga ở vùng Tây Bắc”.

Đại tá Igor Muginov cũng lưu ý rằng, trong khuôn khổ nhiệm vụ, các đơn vị S-400 sẽ vừa tiến hành trực chiến, vừa tiến hành kiểm tra sự tích hợp của S-400 trong tổng thể hệ thống phòng thủ không gian vũ trụ đang được triển khai ở hướng Tây Bắc Liên bang Nga, cũng như tham gia một loạt các cuộc huấn luyện đặc biệt khác.

Tổ hợp tên lửa S-400 Triumf do Phòng Thiết kế, Tập đoàn Almaz-Antey, Nga, phát triển, là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300.

Hệ thống này được biên chế từ tháng 4/2007 và lần đầu triển khai trên thực địa 4 tháng sau đó.

Hệ thống có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.

S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.

Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực chất S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm. Nó có thể hạ mục tiêu như chiến đấu cơ ở độ cao 27 km hoặc các mục tiêu tầm thấp, cách mặt đất chỉ từ 5 - 10 m. Đây là đặc điểm mà không hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất kỳ quốc gia nào làm được.

S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển. Nó có thể khai hỏa 5 loại tên lửa để tạo nên cơ chế phòng thủ phân lớp.

Theo Theo Tass
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.