Nga bắt kịp Mỹ trong chế tạo vũ khí siêu thanh

Nga bắt kịp Mỹ trong chế tạo vũ khí siêu thanh
TPO - Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố, Nga không thua Mỹ trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh, trái ngược lại với một đánh giá hồi tháng 5/2012 rằng: “Nga đang thực sự tụt hậu”.
Nga bắt kịp Mỹ trong chế tạo vũ khí siêu thanh ảnh 1

Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cho biết, không có gì bí mật khi nói rằng cả Nga và Mỹ đang tiến hành các nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ siêu thanh. Ông đồng thời khẳng định, “chúng tôi sát cánh cùng người Mỹ trong công nghệ siêu thanh”, theo Pravda.

Năm ngoái, đánh giá của ông Rogozin tỏ ra ít lạc quan hơn. Khi tới thăm Cục thiết kế Raduga mang tên Bereznhiaka vào tháng 5/2012, ông cho rằng những nghiên cứu hiện tại cho phép Mỹ có thể có được những tên lửa siêu thanh ngay từ giai đoạn 2015-2018. “Điều này tạo ra một mối đe dọa đặc biệt đối với Nga trên phương diện quốc phòng”.

Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin thừa nhận, Nga thực sự tụt hậu so với Mỹ trong lĩnh vực này. Nhưng ông cũng nhắc lại rằng, từ năm 2009 theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga thì việc nghiên cứu các hệ thống siêu thanh đã được phục hồi.

Theo Phó Thủ tướng, việc tiến hành nghiên cứu lĩnh vực này cho phép tạo ra những nền tảng cơ bản để chế tạo những vũ khí siêu thanh có khả năng cạnh tranh cao.

Thực tế, công việc nghiên cứu chế tạo tên lửa siêu thanh của Mỹ đang được tiến hành theo khuôn khổ chương trình X51, Falcon và một số dự án khác. Cho tới cuối tháng 8 năm nay, Boris Obnosov, Tổng giám đốc của Tập đoàn Tên lửa chiến thuật của Nga, thông báo rằng, Nga đang chế tạo tên lửa siêu thanh, nhưng tầm bay của nó hiện chỉ kéo dài được vài giây.

Điều này có thể đưa ra giả thuyết rằng ông đã ngụ ý về tên lửa có cánh Kh-22 “Buria”, loại đã được đưa vào trang bị cho Tổ hợp tên lửa phòng không K-22 của Nga. Tên lửa này đã được đưa vào trang bị từ năm 1971. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phỏng đoán, còn Boris Obnosov thì chưa hề đưa ra thông tin chi tiết về loại tên lửa này.

Theo các chuyên gia, Nga có khả năng sánh vai với Mỹ trong việc nghiên cứu các công nghệ quân sự. Tuy nhiên, các chuyên gia này đánh giá khác nhau về quy mô khả năng của mỗi nước.

Ông Igor Korotchenko, Tổng Biên tập báo Quốc phòng của Nga dự đoán rằng, hiện Nga đang có khả năng chế tạo các công nghệ quân sự ngang bằng với Mỹ. “Khả năng này thể chủ yếu trong các lĩnh vực không quân, các tổ hợp phòng không và phòng thủ tên lửa…”, theo Pravda.

“Trong công việc nghiên cứu đó chúng ta xuất phát từ sự am hiểu đặc biệt về vị trí, vai trò của các hệ thống vũ khí này. Tuy nhiên, tiềm năng là có và nó được phát triển với sự hỗ trợ của Ủy ban Công nghiệp-quân sự trực thuộc Chính phủ Nga và Quỹ Nghiên cứu tiềm năng”, ông Igor Korotchenko khẳng định.

“Tất nhiên, ngân sách cũng khó có thể đem ra so sánh. Người Mỹ có ngân sách khổng lồ còn ngân sách của chúng ta thì hạn chế. Nhưng tôi nghĩ rằng, trong phạm vi ngân sách được cấp, chúng ta có thể xây dựng các hệ thống vũ khí tin cậy để đảm bảo an ninh cho nước Nga” - ông Igor Korotchenko bổ sung.

Nga bắt kịp Mỹ trong chế tạo vũ khí siêu thanh ảnh 2

Ông Viktor Myrakhov, Tổng Biên tập báo Arsenal Otiechestva, cho rằng, cạnh tranh công bằng về nguyên tắc là không thể, chủ yếu do sự khác biệt về ngân sách.

“Theo các lĩnh vực chủ chốt thì chúng ta duy trì sự đồng đẳng với Mỹ, nhưng trong một số lĩnh vực thì chúng ta lại tụt hậu. Một điều không bí mật rằng, trong lĩnh vực nào đó chúng ta còn tụt hậu từ thời Xô viết. Điều này liên quan đến một số thành tố trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ rô-bốt”, Pravda dẫn lời ông Myrakhov.

“Theo các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực siêu thanh, chúng ta hiện thực sự có thể cạnh tranh công bằng” – Viktor Myrakhov khẳng định.

Quế Sơn
theo Pravda.ru

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.