Hé lộ về cái chết của cựu điệp viên Nga

Hé lộ về cái chết của cựu điệp viên Nga
Chính quyền Anh có bằng chứng cho thấy có lực lượng ở Nga liên quan tới vụ đầu độc bằng chất phóng xạ đối với cựu điệp viên Alexander Litvinenko, theo phiên điều trần về cái chết của ông này tổ chức ngày 13-12.
Vụ Litvinenko từng khiến quan hệ Anh-Nga căng thẳng
Vụ Litvinenko từng khiến quan hệ Anh-Nga căng thẳng.

Phiên điều trần trước cuộc điều tra đầy đủ dự kiến diễn ra trong năm tới cũng cho biết Litvinenko đã làm việc với cơ quan mật vụ Tây Ban Nha và tình báo Anh. Litvinenko, 43 tuổi, chết trong đau đớn tháng 11-2006 sau khi bị đầu độc bằng chất phóng xạ Polonium-210 ở London. Cảnh sát Anh xác định một điệp vụ Nga là nghi can chính, nhưng Mátxcơva từ chối dẫn độ người này.

Luật sư Hugh Davies nói trong phiên điều trần rằng các tài liệu mật từ chính phủ Anh “cho thấy vụ việc rõ ràng có liên quan tới nhà nước Nga trong cái chết của Alexander Litvinenko.” Theo đó, cơ quan tình báo đối ngoại Anh MI6 đã thuê Litvinenko trong nhiều năm và ông thường xuyên gặp một điều phối viên của MI6, mật danh Martin, ở trung tâm London.

Litvinenko cũng làm việc với cơ quan mật vụ Tây Ban Nha điều tra mafia Nga không lâu trước khi ông chết. Cả cơ quan mật vụ Anh và Tây Ban Nha trả tiền cho Litvinenko vào một tài khoản ngân hàng mà ông đứng tên cùng vợ.

Ben Emmerson, luật sư của vợ Litvinenko, bà Marina, nói cuộc điều tra cũng sẽ xem xét liệu MI6 có lỗi trong việc không thể bảo vệ người làm việc cho mình “trước rủi ro thực tế và ngay lập tức tới mạng sống.”

Phiên điều trần đầy đủ dự kiến sẽ diễn ra ngày 1-5-2013. Thủ tục điều tra có giám sát của tòa và điều trần được tiến hành theo luật Anh khi điều tra những vụ đột tử vì bạo lực chưa thể giải thích. Đó không phải là những phiên tòa và không có án tuyên.

Cảnh sát Anh cho rằng Andrei Lugovoi, một cựu sĩ quan cơ quan tình báo Nga FSB, là nghi can chính trong vụ sát hại Litvinenko. Nga từ chối dẫn độ Lugovoi sang Anh và vụ việc đã khiến quan hệ Anh-Nga căng thẳng nhiều năm.

Theo Vietnam+

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.