Thủ tướng đồng ý điều chỉnh quy hoạch khu bến cảng Cà Ná

TPO - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh công năng, quy mô, quy hoạch của Khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Quốc phòng, UBND tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan liên quan xác định cụ thể giai đoạn thực hiện quy hoạch phát triển Khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận vừa đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nói chung và của Khu công nghiệp Cà Ná nói riêng, vừa đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định.

UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức thực hiện việc cập nhật, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải xin điều chỉnh quy hoạch khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận thuộc nhóm cảng biển số 4, trong đó, Khu bến cảng Cà Ná là khu bến chính của Cảng biển Ninh Thuận, là cảng tổng hợp địa phương (loại II), gồm khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, trong đó khu bến Cà Ná cho tàu hàng rời trọng tải đến 300.000 tấn; tàu tổng hợp, công ten nơ trọng tải đến 50.000 tấn; tàu hàng lỏng trọng tải đến 50.000 tấn. Khu bến Ninh Chữ cho tàu trọng tải từ 2.000 đến 10.000 tấn.

Theo Bộ Giao thông vận tải, khu bến cảng Cà Nà là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển khu công nghiệp Cà Ná và sẽ tạo sức bật kéo theo các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển, hỗ trợ tỉnh định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, qua đó phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống người dân Ninh Thuận.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.