Để BĐS 'chết': Phía trước là rừng mơ hay bầy kền kền?

Để BĐS 'chết': Phía trước là rừng mơ hay bầy kền kền?
Sau phát ngôn của ông Alan Phan: Hãy để thị trường địa ốc Việt Nam “rơi tự do”, không cần giải cứu thì giá nhà sẽ giảm 30 – 50% nữa và sẽ tự hồi phục sau 4 – 5 năm… tiếp đó là những phản biện gay gắt của CLB BĐS Hà Nội cùng giới chuyên gia và doanh nghiệp Việt thì tiếng tăm của vị tiến sĩ Việt kiều này càng “nổi”.

Để BĐS 'chết': Phía trước là rừng mơ hay bầy kền kền?

> 'Để BĐS rơi tự do': TS Alan Phan trả lời chưa thỏa mãn 

Sau phát ngôn của ông Alan Phan: Hãy để thị trường địa ốc Việt Nam “rơi tự do”, không cần giải cứu thì giá nhà sẽ giảm 30 – 50% nữa và sẽ tự hồi phục sau 4 – 5 năm… tiếp đó là những phản biện gay gắt của CLB BĐS Hà Nội cùng giới chuyên gia và doanh nghiệp Việt thì tiếng tăm của vị tiến sĩ Việt kiều này càng “nổi”.

Người thì cho rằng, nhận định của ông Phan là có tâm với đất nước nhưng người khác lại nghi ngờ đó là những lời khuyên đầy ý đồ “thêm dầu vào lửa”, “đạn bọc đường” và “có sự mưu tính” trong lời tư vấn ấy… Vậy thực chất phía sau tư vấn này là gì và ông Alan Phan là ai?

Xuất hiện trước công chúng và trong các bài viết, ông Alan Phan thường tự giới thiệu mình là tiến sĩ, doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc; Là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) - Công ty Hartcourt đạt thị giá 670 triệu đôla vào năm 1999; Đồng thời là doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997); Từng là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại HongKong và Thượng Hải.

Với một “bề dày” thành tích như vậy, mỗi lần ông Alan Phan viết bài, đưa ra ý kiến nhận định thì đều được công chúng hồ hởi đón nhận và xem đó như những lời khuyên hữu ích. Và cũng giống như mọi lần, khi bài trả lời phỏng vấn “Hãy để thị trường BĐS rơi tự do” được đăng tải, ban đầu, nó đã nhận được lượng “vote” rất cao của độc giả. Tuy nhiên, ngay sau đó, giới chuyên gia, doanh nghiệp Việt đã hết sức bức xúc và trực tiếp phản ứng thì công chúng mới dần “vỡ lẽ”.

Tỏ ra rất bực bội về lời khuyên “rơi tự do” của TS. Alan Phan, một chuyên gia kinh tế đã rất bức xúc cho rằng, đó là tư vấn rất thiếu thiện chí, muốn đẩy thị trường BĐS Việt Nam mà rộng ra là kinh tế Việt Nam vào đường chết. “Trong khi cả hệ thống chính trị và nền kinh tế đất nước đang tập trung tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc, một trong những nút thắt lớn nhất hiện nay, thì ông Alan Phan lại đi khuyên “hãy để chúng chết đi”. Sẽ chỉ có “địa ngục” chứ chẳng có “thiên đường” nào sau lời khuyên ấy!”.

Vị chuyên gia này phân tích, tư vấn của ông Phan chỉ có thể là “rừng mơ Tào Tháo”, đánh lừa được những người dân có nhu cầu mua nhà và có tâm lý mong chờ địa ốc giảm càng sâu càng tốt, “đó là những người không hiểu rằng, giảm 50% nữa thì chẳng có căn nhà nào để bán cho họ cả!”. Còn với giới địa ốc và chuyên gia, những người hiểu rõ vị tiến sĩ Việt kiều này từng là một chủ tịch quỹ đầu tư, một chuyên gia có đủ “ngón nghề” để mua rẻ bán đắt, “qua mặt” cả Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ, thì rất có thể đây là chiêu “khuyên cho chết” để sau đó sẽ là những thương vụ M&A rẻ như bèo.

Như để “nói có sách, mách có chứng” về sự “thiếu trong sáng” trong tư vấn có nghi ngờ “vụ lợi” của ông Phan, vị chuyên gia này đã cung cấp một bằng chứng mà “ông Alan Phan không bao giờ nhắc đến trong hồ sơ thành tích của mình”, đó là bản phán quyết của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa kỳ năm 2005 đối với ông Alan Phan và công ty Hartcourt. Theo đó, vì những vi phạm đăng ký và gian lận, Uỷ ban này đã “Lệnh cấm vĩnh viễn đối với mỗi bị cáo (trong đó có ông Alan Phan - PV) vì hành vi vi phạm quy định về đăng ký chứng khoán và chống gian lận trong Mục 5(a), 5(c), và 17(a) của Luật Chứng khoán năm 1933 và Mục 10(b) của Luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934 và Khoản 10b-5”; “Phạt dân sự $ 55.000 đối với ông Phan” và “Cấm ông Phan làm viên chức hoặc giám đốc cho một công ty đại chúng”.

Đồng quan điểm trên, anh Nguyễn Hải Minh, một chuyên gia tư vấn, môi giới BĐS cho rằng: Trong nhận định về thị trường BĐS Việt Nam nêu trên, ông Alan Phan đã lợi dụng uy tín nhà tư vấn của mình để phục vụ cho “con người doanh nhân” của chính ông. “Ông Alan Phan đã rất giỏi khi đánh đúng tâm lý của một bộ phận lớn dân chúng có nhu cầu mua nhà và luôn mong giá nhà giảm càng sâu càng tốt. Ngay cả doanh nghiệp hay dân môi giới chúng tôi cũng rất mong giảm được giá nhà để khôi phục thị trường, nhưng rõ ràng giảm đâu phải dễ. Sau tư vấn của ông, tâm lý chờ đợi càng bao trùm thị trường. Một nhà tư vấn có tâm sẽ không làm vậy, sẽ không mong và không thúc đẩy cho thị trường đi vào chỗ chết. Đó chỉ là mong muốn của những con kền kền”, anh Minh nói.

Chia sẻ về thị trường, anh Minh cho biết: Mặc dù thị trường BĐS Việt Nam đang rất ảm đạm và có nguy cơ đổ vỡ nếu không nhận được giải pháp cứu trợ, tháo gỡ đồng bộ từ Nhà nước và toàn nền kinh tế song nó vẫn được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao bởi chúng ta là một thị trường mới nổi, hạ tầng đô thị còn phải đầu tư nhiều để tiến kịp khu vực và thế giới, cơ cấu dân số “vàng”, chi phí nhân công thấp và có một vị trí chiến lược... Chính vì vậy, những nhà đầu tư nước ngoài, có tầm nhìn dài hạn vẫn rất “kết” thị trường địa ốc Việt Nam. Thậm chí, hiện có một số nhà đầu tư (cả quỹ đầu tư và các tập đoàn BĐS) muốn nhân cơ hội khủng hoảng này để vào “thôn tính” thị trường. “Họ rất mong các doanh nghiệp BĐS Việt Nam lâm vào thế khốn cùng để vào mua lại các dự án với giá rẻ mạt. Họ không từ bỏ chiêu thức nào để làm điều này. Nhưng khi đã nắm được thị trường rồi thì khách hàng cũng đừng mơ đến việc giảm giá”.

Minh chứng cho nhận định trên, anh Hải Minh cho biết, anh đã trực tiếp được ông chủ một tập đoàn BĐS lớn của Việt Nam tiết lộ, đã có một vài quỹ đầu tư nước ngoài rất lớn muốn hợp tác cùng ông nhằm “đẩy” thị trường vào giai đoạn “hấp hối” rồi cùng hợp tác thôn tính các dự án. Tuy nhiên ông này đã từ chối vì hiểu rằng, nếu làm kiểu đó, sau này, chính ông cũng sẽ là nạn nhân của các nhà đầu tư kia.

Theo Đông A
Báo Xây Dựng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hoa hậu Việt Nam 2024 toàn diện về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và sự cống hiến
Hoa hậu Việt Nam 2024 toàn diện về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và sự cống hiến
TPO - Nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 - cho biết: "Với bốn trụ cột Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 hướng tới tìm kiếm những đại diện xuất sắc, hội tụ vẻ đẹp toàn diện về nhan sắc, trí tuệ, nền tảng văn hóa, tâm hồn và bản lĩnh”.