Doanh nghiệp BĐS: Báo lãi ‘tượng trưng’, tồn kho hàng nghìn tỷ

Doanh nghiệp BĐS: Báo lãi ‘tượng trưng’, tồn kho hàng nghìn tỷ
Với vốn điều lệ vài trăm đến cả nghìn tỷ đồng, nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản lại báo lãi vài tỷ đồng, con số mà một số chuyên gia gọi là “lãi tượng trưng”. Trong khi đó, hàng tồn kho của nhiều doanh nghiệp lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Doanh nghiệp BĐS: Báo lãi ‘tượng trưng’, tồn kho hàng nghìn tỷ

> Doanh nghiệp BĐS: Lương 1,8 triệu, 6 tháng chưa lĩnh!
> Ngân hàng thôn tính bất động sản

Với vốn điều lệ vài trăm đến cả nghìn tỷ đồng, nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản lại báo lãi vài tỷ đồng, con số mà một số chuyên gia gọi là “lãi tượng trưng”. Trong khi đó, hàng tồn kho của nhiều doanh nghiệp lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Lợi nhuận của một số doanh nghiệp niêm yết (Đơn vị: tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.
Lợi nhuận của một số doanh nghiệp niêm yết (Đơn vị: tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Khó khăn của thị trường bất động sản khiến doanh nghiệp trong ngành gặp khó đủ bề. Dù vậy, đến nay vẫn chưa thấy có doanh nghiệp bất động sản niêm yết nào báo lỗ. Cũng phải thôi vì có chủ nợ nào, cổ đông nào muốn thấy doanh nghiệp báo lỗ, dù thực tế nếu hạch toán đúng, đủ thì chưa chắc!

Báo cáo kết quả kinh doanh của 6 doanh nghiệp bất động sản dưới đây cho thấy lợi nhuận của nhiều công ty trong ngành suy giảm hoặc không cải thiện được bao nhiêu so với trước đó.

Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR-HNX) là trường hợp khá đặc biệt khi doanh nghiệp này báo lãi trên 59 tỷ đồng trong 6 tháng. Tuy nhiên, báo cáo tài chính cho thấy lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ mang về 27 tỷ đồng quý 2, lũy kế 6 tháng đạt trên 33 tỷ đồng.

Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính lại lên tới 146 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt gần 185 tỷ đồng. Điều này cho thấy, lợi nhuận 6 tháng của SCR chủ yếu do đóng góp của hoạt động tài chính.

Trong phần giải trình, SCR cho biết lợi nhuận quý 2-2012 đạt gần 55 tỷ đồng, giảm trên 12% so với cùng kỳ là do quý 2-2012, SCR nhận cổ tức từ công ty con, công ty liên kết ít hơn vì đã tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Doanh thu tài chính 6 tháng của các doanh nghiệp (Đơn vị: tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty
Doanh thu tài chính 6 tháng của các doanh nghiệp (Đơn vị: tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty.

Ngoài ra, với một doanh nghiệp có vốn 1.000 tỷ đồng tính đến 30-6, thì việc lãi như vậy trong nửa năm cho thấy phần nào bức tranh về hiệu quả hoạt động.

Ở trường hợp của Công ty Cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC-HOSE), 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này lãi trên 10 tỷ đồng, không có nhiều cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, với vốn điều lệ 600 tỷ, số lãi như vậy cho thấy hiệu quả hoạt động có lẽ là điều ít có cổ đông nào vui.

Về Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG-HOSE), với số vốn điều lệ trên 1.270 tỷ đồng, công ty mẹ QCG báo lãi 361 triệu đồng quý 2, lũy kế 6 tháng lãi 2,1 tỷ đồng, không khá hơn so với cùng kỳ năm 2011. Báo cáo hợp nhất quý 1-2012 cho thấy, QCG lỗ gần 4 tỷ đồng.

Tính đến 30/6, doanh nghiệp này có 15,3 tỷ tiền mặt. Trong khi đó, các khoản đầu tư tài chính dài hạn đạt gần 1.400 tỷ đồng.

Ở trường hợp Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL-HOSE), báo cáo công ty mẹ cho thấy, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp này đạt gần 18 tỷ đồng, giảm trên 65% so với 6 tháng đầu năm 2011. Báo cáo hợp nhất quý 1-2012 cho thấy, NTL lãi gần 12 tỷ đồng, giảm 69% so với quý 1-2011.

Chi phí lãi vay 6 tháng đầu năm 2012 của các doanh nghiệp (Đơn vị: tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty
Chi phí lãi vay 6 tháng đầu năm 2012 của các doanh nghiệp (Đơn vị: tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty.

Chi phí lãi vay cũng là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Ngoại trừ NTL, còn lại đều phải trả lãi vay. Trong đó, SCR phải trả lãi vay lên tới 123 tỷ đồng trong 6 tháng, kế đến là QCG (42,33 tỷ đồng), HQC (38,6 tỷ đồng), Phát triển Nhà Thủ Đức - TDH (23,7 tỷ đồng), Đầu tư, Kinh doanh nhà - ITC (23 tỷ đồng).

Trong bối cảnh lãi vay không hề nhỏ, thì vấn đề đáng lưu chí ý hơn chính là việc hàng tồn kho không có dấu hiệu giảm, với nhiều doanh nghiệp đang “chất đống” hàng nghìn tỷ đồng.

QCG đang dẫn đầu bảng với lượng tồn kho lên tới 2.846 tỷ đồng, kế đến là SCR (2.496 tỷ đồng), ITC (1.813 tỷ đồng), NTL (1.137 tỷ đồng)...

Tồn kho đến 30-6-2012 của các doanh nghiệp (Đơn vị: tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
Tồn kho đến 30-6-2012 của các doanh nghiệp (Đơn vị: tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Khó khăn của doanh nghiệp được chính doanh nghiệp cảm nhận rõ nhất. Còn trên thị trường chứng khoán, nhiều mã cổ phiếu đang sát hoặc thấp hơn mệnh giá. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 23-7, giá cổ phiếu HQC còn 5.400 đồng/cổ phiếu, QCG (9.100 đồng/cổ phiếu), ITC (10.100 đồng/cổ phiếu), SCR (10.900 đồng/cổ phiếu),...

Dù nhiều kết quả kinh doanh mới là của công ty mẹ, nhưng những kết quả trên đang cho thấy một thực tế khó khăn của nhiều doanh nghiệp bất động sản, và nếu cứ tiếp tục phải trả lãi vay, tồn kho không cải thiện thì điều gì đến sẽ phải đến…

Theo Duy Cường
VnEconomy

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.