2006: 4 triệu HS, SV sẽ phải tăng học phí

2006: 4 triệu HS, SV sẽ phải tăng học phí
(TPO) Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển cho biết, dự kiến bắt đầu từ năm 2006 khoảng 4 triệu người ở bậc THPT và các trình độ đào tạo từ dạy nghề đến sau ĐH (chiếm gần 20% tổng số học sinh, sinh viên cả nước) sẽ là đối tượng bị tăng học phí lần này. Cụ thể sinh viên ĐH sẽ phải đóng học phí cao nhất lên tới 900.000đ/tháng; HS THPT: 105.000đ/tháng; Dạy nghề:  600.000đ/tháng; Trung học chuyên nghiệp 500.000đ/tháng; Cao đẳng 750.000đ/tháng. Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

Bài liên quan :

Dự kiến khung học phí mới

      Vùng, cấp học, trình độ đào tạo    Khung học phí cũ  theo   Quyết định số 70 (đồng/tháng học sinh) Khung học phí mới   (đồng/tháng học sinh) 
I

Đối với giáo dục mầm non và phổ thông  

1

Ở thành phố, thị xã, khu công nghiệp   

 Mẫu giáo  

Từ 15.000 đến 80.000

 Giữ nguyên 

 Trung học cơ sở

Từ 4.000 đến 20.000

  Giữ nguyên 

Trung học phổ thông 

 Từ 8.000 đến 35.000

 Từ 8.000 đến 105.000

2

 Ở nông thôn, đồng bằng, trung du   

 Mẫu giáo  

Từ 7.000 đến 20.000  

Giữ nguyên

 Trung học cơ sở

Từ 3.000 đến 10.000 

Giữ nguyên

Trung học phổ thông 

Từ 6.000 đến 25.000 

Từ 6.000 đến 75.000

3

 Ở nông thôn, miền núi thấp  

 Mẫu giáo  

Từ 5.000 đến 15.000 

Giữ nguyên

 Trung học cơ sở

Từ 2.000 đến 8.000 

Giữ nguyên

Trung học phổ thông 

Từ 4.000 đến 15.000 

Từ 4.000 đến 45.000

II

 Đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học  
 

1

Dạy nghề

 Từ 20.000 đến 120.000 

Từ 20.000 đến 600.000

2

Trung học chuyên nghiệp

 Từ 15.000 đến 100.000 

Từ 15.000 đến 500.000

3

Cao đẳng

  Từ 40.000 đến 150.000

 Từ 40.000 đến 750.000

4

Đại học 

Từ 50.000 đến 180.000

 Từ 50.000 đến 900.000

5

Đào tạo thạc sĩ 

Từ 75.000 đến 200.000 

Từ 75.000 đến 1.000.000

6

Đào tạo tiến sĩ 

Từ 100.000 đến 250.000 

Từ 100.000 đến 1.250.000

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Nguyen Khanh, Email: nguyen khanh@yahoo.com

Tôi đồng ý tăng học phí. Đó là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhất là bậc đại học, cần loại bỏ yếu tố xã hội và phổ cập như lâu nay, vì là bậc học trang bị những kiến thức bắt kịp với thời đại để vận hành nền kinh tế và xã hội của đất nước. Bậc đại học phải loại bỏ số lượng lớn người chen chân vào chỉ cốt để lấy danh cho bản thân và gia đình.

Nguyễn Dũng, Email: Ndung09@yahoo.com

Mấy năm gần đây, năm nào Bộ GD cũng được tăng chi ngân sách, thế nhưng kết quả của việc tăng đó như thế nào chắc quý vị cũng tự nhận ra được qua thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: 

Chất lượng giáo dục có tăng không? Chất lượng trường, lớp của học sinh có tăng không (có tăng, nhưngchủ yếu từ sự đóng góp rất nhiều của cha mẹ học sinh)? Cơ sở giáo dục tại miền núi, vùng xa có được cải thiện nhiều không? Đời sồng giáo viên (luơng) có tăng không? Chất lượng sách giáo khoa như thế nào?

Tôi cũng thường xuyên theo dõi trả lời của Bộ Giáo dục tại các kỳ họp Quốc hội, nhưng cố gắng lằm mà cũng không tìm được những câu trả lời cho thoả đáng.

Sắp tới Bộ Giáo dục lại muốn đề xuất tăng học phí. Vây xin hỏi Quý Bộ là tỷ lệ tăng học phí đó có tương đương với tỷ lệ tăng lương của những người phải đóng góp các khoản đó không? Bộ có kế sách gì để cho những đồng tiền của người dân đóng góp vào ngành giáo dục được sử dụng một cách hiệu qủa và đúng mực nhất?

Bộ hãy tổng kết lại một năm Bộ có bao nhiêu đề tài cấp nhà nước tiêu tiền ngân sách, các đề tài đó đen lại được những gì cho ngành giáo dục, cho con em chúng ta? Bộ hãy tổng kết lại xem một năm Bộ có bao nhiêu hội nghị, hội thảo, chi phí hết bao nhiêu và kết quả của nó là những gì?

Tôi rất xót ruột khi thấy mỗi năm Bộ lại sửa đổi sách giáo khoa một lần vì mỗi lần như vậy là tiêu tốn của ngân sách bao nhiêu là tiền. Kết quả con em chúng ta sau một năm lại phải bỏ đi. Chúng ta còn nghèo mà lại xài sang hơn cả những quốc gia giàu có.

Nếu con em chúng ta cứ nhìn kết quả cách sử dụng tiền ngân sách như cha ông của chúng mà học tập thì đất nưóc này sẽ ra sao đây. Cuối cùng rất mong Bộ hãy nhìn lại những gì mình đã làm để có kế sách cho ích nưóc lợi dân.

Hoàng Tâm Giao - Nghiên cứu sinh tại Australia, Email: hoang_tamgiao@yahoo.com.au

Đọc một vài tờ báo điện tử trong nước tôi thấy đăng ảnh Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đang cười tươi khi cho biết chỉ có số ít - nhưng là... 1/4 học sinh và sinh viên trong cả nước phải nộp học phí cao hơn từ 2006, nếu đề án được duyệt.

Và đây là ly do chính để Bộ trưởng lý giải chủ trương tăng học phí của Bộ GD-ĐT trước những ý kiến phản biện sắc sảo của nhiều nhà khoa học. Tim tôi thắt lại khi đọc những dòng trả lời đơn giản của Bộ trưởng bởi tôi nghĩ đến nếu chính sách này của Bộ GD-ĐT được áp dụng, hàng nghìn em học sinh con các gia đình nghèo sẽ bị tước đi cơ hội học tập ở phổ thông và đặc biệt là đại học dầu các em có đủ khả năng học tập.

Tuy nhiên, để bảo vệ các em không chỉ bằng tình cảm mà phải bằng các luận cứ khoa học. Tôi xin có mấy câu hỏi và cũng là ý kiến phản biện sau với chủ trương này của Bộ GD-ĐT - Về công bằng xã hội:

Bộ trưởng nói chỉ có số ít bị ảnh hưởng nhưng tại sao Bộ trưởng lại "quên" đưa ra con số tuyệt đối là 4 triệu sinh viên học sinh như báo Tiền phong nêu lên?

Thưa Bộ trưởng, Bác Hồ đã nói ngay từ năm 1945 mục đích và bản chất tốt đẹp hơn của chế độ ta phải được thể hiện ở sự công bằng xã hội, đặc biệt là giáo dục tức "ai cũng phải có cơm ăn áo mặc, ai cũng phải được học hành". Do vậy nếu chúng ta chưa miễn được học phí cho cả bậc phổ thông như đã miễn với tiểu học thì ít nhất Chính phủ cũng đừng tăng học phí.

Bộ trưởng đã đi nhiều nước trên thế giới chắc đã biết rằng tại nhiều nước như Australia, Anh, Pháp, Đức họ miễn hoàn toàn học phí phổ thông. Còn đại học tuy có nước bắt đóng học phí, nhưng Chính phủ lại có chính sách rõ ràng cho tất cả các sinh viên vay tiền và chỉ phải trả không những khi đã tốt nghiệp mà còn phải có nghề nghiệp với mức thu nhập trung bình.

Bộ trưởng có thể nói là do các nước đó giàu hơn thì tôi xin bàn sang khía cạnh kinh tế của chính sách này. Về hiệu quả kinh tế và chất lượng giáo dục:

Thứ nhất, các nước tư bản nói trên tuy giàu hơn, nhưng chi phí giáo dục của họ cũng cao hơn chi phí và giá cả ở Việt Nam hàng chục lần. Nhưng Chính phủ họ vẫn kiên quyết thực hiện chính sách đó.

Thứ hai: Bộ trưởng có biết ngay tại quê hương của Bộ trưởng, một tỉnh đông dân nhất đồng bằng sông Hồng, nhưng thu nhập trung bình của một người lao động lại thấp nhất trong cả nước có 584.000 đồng trong cả năm 2003. (Nguồn: Điều tra doanh nghiệp Việt nam, Nhà xuất bản Tổng cục Thông kê, 2005)

Các tỉnh khác trong cả nước lao động cũng chỉ có thu nhập khoảng 800.000 đồng/năm. Vậy các ông bố bà mẹ đó lấy đâu ra tiền còn dư sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt tối thiểu để đóng học phí đại học 900.000 đồng/tháng cho một đứa con là sinh viên đại học theo như chính sách học phí mà Bộ trưởng đang bảo vệ?

Thứ ba: Trong khi kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp cho ngành Giáo dục là lớn nhất và dự kiến năm sau còn tăng thêm 30% nữa. Thế nhưng trước khi xây dựng chính sách học phí mới này, Bộ trưởng có chỉ đạo tiến hành điều tra, đánh giá, tổng kết các nguồn tiền này đã được Bộ GD-ĐT, các Sở, trường Đại học và Trung học PT xem sử dụng hiệu quả không?

Trong khi đó theo điều tra, nghiên cứu độc lập của một số nhà khoa học và báo chí số tiền đó sử dụng rất không hiệu quả "như gieo vốn vào gió". Chẳng hạn hàng nghìn người đi tham quan nước ngoài của một Dự án thuộc Bộ. Hay những số tiền đóng góp thêm của phụ huynh học sinh phổ thông không thực sự sử dụng để tăng chất lượng dạy học mà cho các mục đích khác.

Bộ trưởng công nhận tăng tiền phí không đơn giản sẽ tăng chất lượng, còn do nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng dường như Bộ trưởng quên đi một nguyên nhân chính thuộc về trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng tiền ngân sách nhà nước cho giáo dục của Bộ GD-ĐT.

Từ sự phân tích trên, tôi kiến nghị với Nhà nước để đảm bảo công bằng xã hội, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và ổn định chính trị trong chính sách học phí nên:

- Có những điều tra tổng hợp, đánh giá cụ thể, độc lập, khách quan hiệu quả các nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước đã và đang được sử dụng cho giáo dục (bao gồm tất cả các cấp thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo)

- Trên cơ sở nói trên, điều phối nguồn kinh phí từ các địa chỉ sử dụng không hiệu quả vào việc giảm đến mức tối đa học phí cho học sinh và tăng các chi phí thực sự dẫn đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Email: nguoixudoai2000@yahoo.com

Lý do mà Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển nêu ra cho việc tăng học phí đối với HS-SV năm học tới, là khó hiểu và chưa thuyết phục: "Sở dĩ cần tăng thêm mức trần học phí ở bộ phận trên là để tạo điều kiện cho các trường có thêm nguồn thu hợp lý, trang trải cho hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục...".

Thực tế những năm qua cho thấy, việc thu nhiều khoản nhiều lần tiền đối với HS-SV, nhất là với học sinh phổ thông, đâu có thể mang lại..."chất lượng giáo dục" cao hơn?!

Cái khẩu hiệu "Đóng góp để xây dựng cơ sở vất chất cho nhà trường" đã là một điệp khúc lỗi nhịp, phản cảm, gây stress cho bao thế hệ phụ huynh HS-SV và tốn bao nhiêu giấy mực, thì giờ cho công luận phê phán…

Cái quan trọng lúc này đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo không phải là sự cổ suý hay thanh minh việc "thu thêm tiền", mà hãy xem trong điều kiện vất chất như hiện có, lãnh đạo ngành và các thầy các cô đã có "thêm" được sự đổi mới nào chưa, trong việc nâng cao tư duy và trách nhiệm, từ giảng bài trên lớp đến quản lý cơ sở vật chất nhà trường?

Những hiện tượng "móc nối" mua nhập vật tư- thiết bị rởm, vừa đắt lại kém chất lượng nhằm ăn chênh lệch "hoa hồng" - đang là vấn nạn trong xây dựng trường sở - liệu đã được lãnh đạo ngành "nhìn đến" và chấn chỉnh chưa?...

Và cuối cùng, cũng như đa số phụ huynh HS-SV khác, chúng tôi gửi tới ngành Giáo dục& Đào tạo lời khẩn cầu: Xin đừng để những tầng lớp lao động chân chính không còn cơ hội cho con em mình đến lớp!

Trần Trung, Email: trungnamdinh@yahoo.com

Tôi thây một số bạn phản ứng gay gắt việc tăng học phí, nhất là với các ban sinh viên nghèo. LƯU Ý CÁC BẠN NGOÀI VIỆC HỌC PHÍ TĂNG THÌ HỌC BỔNG CŨNG TĂNG.

Theo các thông tin trên báo chí thì có thể đến 600.000 đồng/tháng và hơn thế nữa, chi phí này nếu bạn tiết kiệm, KHÔNG LẮC, KHÔNG BAR, KHÔNG TỆ NẠN thì bạn hoàn toàn có thể co kéo cho cuộc sống hiện tại.

Như vậy nếu bạn nghèo nhưng học gỏi thì điều đó là đáng mừng và bạn xứng đáng được hưởng nó (và đất nước cần những con người như thế), còn nếu các bạn chỉ đi học cho có cái bằng, cho bằng bạn bằng bè thì phải nộp tiền thôi.

Nguyễn Văn Lợi, Email: loi.hpz@gmail.com

Theo tôi việc tăng học phí nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước là đúng, nhưng tăng như thế nào để không bỏ sót đi nhân tài của đât nưóc thì lại là một bài toán khó.

Với mức dự kiến như bài báo đưa ra thi tôi thấy phần lớn học sinh nông thôn và học sinh nhà nghèo sẽ không kham nổi. Với học sinh nông thôn và học sinh nhà nghèo khi phải đi học xa nhà thì chi phí cho học ĐH sẽ lên tới khoảng 1,6 triệu đồng trở lên. Nếu quy ra thóc thì... nông dân không dám nghe tới.

Với trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, hay cao đẳng cũng thế. Vượt khả năng của người nông dân thế thì làm sao có thể giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cũng như đủ lượng lao động có tay nghề khi kêu gọi đầu tư...

Theo tôi, để giải quyết vấn đề này nhà nước cần tư nhân hoá một số trường ĐH, TH lớn, danh tiếng trong nước. Khi đó Nhà nước chỉ còn dành ngân sách giáo dục cho một số trường công lập thôi và trong các trường này cũng dành học bổng cho một phần học sinh có năng lực học tập tốt để tạo ra sự phấn đấu trong sinh viên.

Đối với THPT thì tôi thấy mức học phí này cũng cao quá so với đại đa số là con em nông dân, Nhà nước cần cắt bỏ một số những đầu tư lãng phí trong các "cuộc cải cách ngược" vừa qua như sách vở biên soạn bừa bãi tràn lan.

Vu The Anh, Email: vutheanh@mail.timortelecom.tp

Toi la mot nguoi Viet Nam dang sinh song tai Dong Timor, la mot doc gia thuong xuyen cua tienphongoline.com.vn.

Duoc biet sang năm 2006 Bo GD & DT co lo trinh tang hoc phi doi voi cac cap hoc tu PTCS den DH. Theo toi, Nha nuoc ta co chinh sach rat quan tam toi giao duc và hang nam nguon chi cho giao duc và dao tao lien tuc tang, nhung mot thuc te dang buon la tinh hinh giao duc cua nuoc ta khong duoc nang cao ve chat luong ma con ton tai mot mo hinh giao duc lac hau, ngheo nan, phuong phap giang day cu ky.

Toi hy vong, chung ta khong the cai cach giao duc bang cach hang nam ho hao phu huynh hoc sinh dong gop hoc phi ma nam sau cao hon năm truoc duoc.

Yeu to can ban va quyet dinh o day chinh la con nguoi. Chung ta da trai qua mot thoi gian dai voi tu duy và mô hình học là lấy thầy giáo là trung tâm, thầy là số 1. Giao viên chinh là bức tường vô hình ngăn cản sức tự do sáng tạo, tính tự chủ của học sinh.

Vấn đề này đã được bàn thảo rất nhiều. Nhưng tôi hy vọng là liệu chúng ta có dám làm và có làm triệt để hay không? Hay chỉ là đánh trống bỏ dùi. Một lần nữa tôi không đồng tình với việc tăng học phí theo chủ trương của Bộ GD&ĐT. Đối với các em thuộc diện gia đình nghèo thì cơ hội được tiếp cận giáo dục vẫn chỉ là giấc mơ .

Vũ Đức Anh

Bộ Giáo dục nên quan tâm dến chuyên môn nhiều hơn như: chất lượng giáo dục ở các cấp, quản lý giáo dục trong điều kiện hiện tại, hoặc mở thêm trường quốc tế tại Việt Nam để dành cho những người có điều kiện học tập, chứ không nên tăng học phí đại trà ảnh hưởng đến nhiều ngưòi không có điều kiện để đi học.

Tất nhiên, tăng học phí thì có điều kiện hơn để nâng cao chất lượng và cơ sỏ vật chất tại các trường. Nhưng đấy không phải là con đường duy nhất, cần có một cách suy nghĩ thông minh hơn để tiếp cận với thực tế, để ai cũng có cơm no, áo mặc, ai cũng được học hành như Bác Hồ hằng mong muốn...

Email: loitraitim_1810ya@yahoo.com

Em đồng ý với đề xuất tăng học phí của Bộ. Bởi chúng ta cần có nhiều hơn kinh phí để tăng chất lượng đào tạo, nhất là ở bậc ĐH.

Thế nhưng theo em thì Bộ nên có sự điều chỉnh học phí sao cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, đồng thời cũng phù hợp với chất lượng đào tạo.

Chúng ta không thể nói là tăng học phí thì chất lượng giáo duc cũng tăng theo một hệ số tỷ lệ thuận. Hơn nữa đa số SV hiện nay thuộc diện nghèo , nếu Bộ tăng lên đến 900.000 đ/tháng thi câu hỏi em đặt ra là liêu Bộ có thể đảm bảo đươc bao nhiêu phần trăm SV nghèo còn có điều kiện theo hoc tiếp.

Chinh vì thế Bộ nên tăng tiền học phí, nhưng phải cân nhắc và điều chỉnh cho phù hợp.

Le Quynh

Toi dang lam tai mot Cty cua Nha nuoc. Hien nay toi dang theo hoc lop van bang 2. Luong thang cua toi hien nay la 1.200.000 VND. Vi cong viec hien nay cua toi rat vat va, toi muon chuyen nganh nen phai hoc them.

Toi thay ca tren bao va tren mang deu noi den van de tang hoc phi. Neu cu nhin vao muc luong hien nay cua toi thi lieu toi co the tiep tuc theo hoc khong?

Khong chi rieng toi co muc luong nhu vay va con nhieu ban nua cung nhu toi thoi. Tat nhien toi biet viec phai nang muc thu hoc phi la dieu duong nhien, nhung khong phai dung mot cai la nang hoc phi len gap 3 - 4 lan.

Theo toi Bo GD va DT nen co huong dua ra muc hoc phi phu hop nhat de nhung hoc sinh ngheo co suc hoc co the theo duoc.

Nguyễn Công Ba, Email: congbangpl61@yahoo.com

Tôi  là một công chức của ngành Giáo dục đã có thâm niên 21 năm, nay nghe và thấy đề án tăng học phí của Bộ chủ quản chưa thực sự thuyết phục.

Vi nước ta là đất nước còn có mức thu nhập thấp, nếu đề án được thực hiện thì đa số học sinh vùng sâu, nông thôn thậm chí con của các công chức trong nghành cũng phải vất vả lắm mới theo học nổi các trường Đại học, cao đẳng.

Đây là một chính sách lợi bất cập hại; hãy đưa ra cho tất cả các thành phần trong xã hội góp ý trước khi thực hiện. Nếu không thì sẽ bị thất bại vì không phù hợp.

Chào thân ái,chúc quý báo luôn là bạn của mọi tầng lớp trong xã hội .

Bùi Thị Kim Phụng, Email: buikimphung3@yahoo.com

Tôi là sinh viên ở một huyện nghèo thuộc tỉnh Tây Ninh, với mức học phí hiện nay của trường ĐH Kinh tế mỗi học kỳ chỉ đóng 900.000 đồng, ba mẹ tôi cũng đã vất vả lắm để nuôi tôi được ăn học.

Tôi chỉ là một trong số rất rất nhiều những sinh viên nghèo từ các tỉnh xa vào thành phố để học. Thử hỏi, nếu mức học phí được điều chỉnh tăng theo như đề án của Bộ, thì những sinh viên nghèo như chúng tôi hiện nay làm sao có thể trang trải nổi?

Với đồng lương ít ỏi của cha mẹ ở quê, với khoản thu nhập nhỏ kiếm được trong những giờ làm thêm, làm sao chúng tôi có thể trang trải nổi mức học phí khổng lồ, rồi các khỏan tiền nhà trọ, tiền sách vở và chi tiêu cá nhân..?

Tôi tin Chính phủ sẽ có giải pháp phù hợp về vấn đề trên.

Nguyễn Nam Hà, Email: namha1975@hotmail.com

Lãnh đạo Bộ Giáo dục đã dựa trên những căn cứ khoa học nào, cơ sở thực tiễn nào để đưa ra phương án thu học phí quá cao so với mức thu nhập bình quân của tuyệt đại đa số người lao động như vậy?

Để xây dựng nên một xã hội học tập trong hoàn cảnh kinh tế hiện tại của Việt Nam, thiết nghĩ hãy nghiêm chỉnh lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, những người có tâm huyết với sự nghiệp trồng người.

Hãy quản lý và sử dụng tốt nhất nguồn đầu tư của Nhà nước, hãy tìm cách huy động tốt nhất sự đóng góp của dân cho sự nghiệp giáo dục, hãy tính đến chiến lược lâu dài thay vì những tính toán thiển cận vì lợi ích của những người có quyền lực trong lĩnh vực Giáo dục để tránh gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội, cho nhân dân.

Bác sỹ Quân y Nguyễn Văn Đề, Email: NGUYENVANDE1976@YAHOO.COM

Vấn đề tăng học phí là một xu thế tất yếu của nhu cầu và đòi hỏi của sự phát triển chung của xã hội hiện nay. Nhưng tăng như thế nào để phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội?

Với cách tính như Bộ Giáo dục dự định đưa ra thì thử hỏi rằng sau khi sinh viên ra trường với mức lương cơ bản như hiện nay thì mỗi tháng học phí gấp trên 2,5 lần mức lương cơ bản (nếu tính 900.000/tháng). Đó là những trường hợp may mắn xin được việc ngay. Ta chưa tính đến các chi phí khác như thuê nhà, ăn mặc, và.... Thế thì sau khi ra trường thì sinh viên phải "khâu miệng" lại trong bau lâu mới trả hết nợ?

Nếu ta cứ thử tính phép tính đơn giản là sinh viên được nhà trường cho vay vốn để ăn học. Sau khi ra trường sinh viên nai lưng ra mà trả nợ thì tất yếu sẽ sinh ra tiêu cực trong công tác hoặc là mất "chất xám" là điều tất yếu. Đây mới là nguồn gốc của các vấn đề bất cập của xã hội hiện hành.

Nếu tăng hoc phí vào thời điểm này như thế chẳng khác nào ta đưa vấn nạn của xã hội lên một "tầm cao mới". Vì vậy theo tôi phải rất thận trọng khi tăng học phí, cần cân nhắc song song với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của mỗi người dân nói riêng,cũng như mức lương hiện hành của đại đa số cán bộ công chức hưu trí...

Xuân Hồng, Email: songtra112cp@yahoo.com.vn

Chúng tôi thật sự bị sốc khi nghe đề án tăng học phí của Bộ GDDT đưa ra. Một loạt câu hỏi chưa có lời đáp thoả đáng nào từ Bộ. Bộ chỉ nghĩ đến việc tính đúng, tính đủ học phí với lý do nhằm tăng chất lượng đào tạo. Chừng đó đủ chưa?

Bộ đã tính toán, hoặc khảo sát kỹ có bao nhiêu phần trăm sinh viên nghèo không thuộc dạng được miễn giảm học phí, bao nhiêu sinh viên giỏi để có được học bổng và còn bao nhiêu sinh viên nghèo, con nông dân, con công nhân, con cán bộ nhà nước nghèo?

Chúng ta chấp nhận một mức học phí vừa phải để cho con em chúng ta được học Đại học, đồng nghĩa với việc có cơ hội làm một nghề để cống hiến và kiếm sống, hay chấp nhận đa số con em chúng ta không thể theo học đại học vì không đủ tiền, đồng nghĩa với việc chấp nhận tăng nguồn nhân lực lao động phổ thông, vốn đã thừa lắm rồi?

Xin Bộ hãy trả lời những câu hỏi này trước khi tăng học phí.

Nguyen Quang Hai, Email: haibk99@yahoo.com

Việc tăng học phí ở các trường Đại học theo tôi là không hợp lý. Có rất nhiều cách để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, nên khuyến khích việc phát triển giáo dục theo chiều sâu (yếu tố con người) và quản lý chặt chẽ những nguồn tài chính không hợp lý.

Nguyên nhân chính của việc thiếu hụt ngân sách cho ngành giáo dục, theo tôi, không phải là do vấn dề tài chính mà là chúng ta đã thiếu thông tin nghiên cứu cần thiết và sự có mặt rất khiêm tốn của các nghiên cứu khoa học Việt Nam trên các diễn dàn thế giới. Đó phải chăng là do sự đầu tư không hợp lý?

Truong Thanh Son, Email: tson1966@yahoo.com

Tôi thiết nghĩ đề án này cần có sự thảo luận rộng rãi của công luận và Bộ Giáo dục cần phải truyền thông đầy đủ mục đích, ý nghĩa và cơ cấu sử dụng học phí.

Nhìn vào biểu học phí trên Tiền phong Online, tôi thấy mức dao động của học phí quá rộng mà không hiểu tại sao (ví dụ mức thấp nhất có thể là 8.000 đồng trong khi mức cao nhất có thể là hơn 100.000 đồng). Việc đề ra khung học phí quá rộng sẽ làm cho các cơ sở tuỳ tiện áp dụng, gây khó khăn và tiêu cực trong quá trình thực hiện.

Tôi cũng đồng ý với ý kiến nên tăng học phí từ từ trong một số năm. Cuối cùng, tôi tự hỏi với mức thu một lớp Đại học khoảng 30 - 40 triệu đồng/tháng, không biết các trường sẽ chi tiêu như thế nào để xứng đáng với mức thu này?

Dang Dung, Email: dangdung78@yahoo.com

1. Toi da xem khung hoc phi moi ap dung cho bac PTTH, day nghe, GDDH va sau DH, toi thuc su cam thay ngo ngang. Toi khong hieu can cu tren nhung co so nao ma Bo GTDT quyet dinh tang muc tran hoc phi nhu vay.

Co the coi giao duc la hang hoa, toi dong y. Nhung vay thi cac cu ngay xua van noi rang "Tien nao, cua nay". Vay chat luong giao duc cua chung ta dang o dau? Tai sao chung ta khong cong bo rong rai nhung danh gia bang nhung chi so ve giao duc cua cac truong DH o nuoc ta so voi cac truong DH ngay o cac nuoc trong khu vuc?

2. Ngan sach cho GD dau co it oi, 55 ngan ty dong, trong vai nam gan day tang lien tuc vay da co mot danh gia nao ve chat luong GD tang o muc nao hay chua? Bo GD noi khong the tri hoan tang hoc phi, neu gia su nam sau ap dung muc hoc phi moi thi ngan sach danh cho GD the nao, co thay doi gi?

Hay van tang deu deu cho nhung viec lang phi nhu hoi hop, thay sách giao khoa... ma cac hoc sinh tieu hoc tot nghiep van khong biet doc, biet viet, cac sinh vien ra truong kha nang thich ung cong viec kem, van that nghiep...

3. Nhung nguoi da hoc DH va SDH ra truong khi tim duoc mot cong viec nam dau tien chi dat duoc muc luong la bao nhieu? Nhung sinh vien muon tiep tuc theo hoc khi hoc phi tang len 5 lan ho danh phai suy nghi den nhieu cach: di lam them ma dau co de dang de tim duoc mot cong viec lam them on dinh, hay nhieu cach tieu cuc khac nua, hay bo hoc?

4. Noi "Day chi la MUC TRAN" vay khi de an duoc duyet da ai tinh den viec tat cac cac truong DH deu muon tang muc thu len sat gia tran chu? Roi cac truong de nghi, Bo duyet. Vay la moi chuyen da an bai.

Song song voi no de co the phan chia duoc muc hoc phi tuong duong voi chat luong tung truong, can phai co thoi gian chu, phai lam cac thong ke, tham do ve muc do uy tin cua tung truong, phai co thang diem ve muc do uy tin nay chu, nhu vay nguoi dan moi thuc su chap nhan tra tien cho tuong duong voi GIA TRI cua tung truong chu. Van de nay hien nay chua duoc kiem soat.

5. Nhu vay, de co the ap dung dc de an tang hoc phi, theo toi can co 3 nam chuan bi ky luong de dua ra duoc ban de an hoan chinh hon gom: Tien trinh tang hoc phi mot cach ro rang; Danh gia, xep hang cac truong ve muc do uy tin va de nghi muc tran cho tung nhom truong, ke ca cong lap va dan lap chu khong chung chung nhu de an hien tai; Cac danh gia ve cac chi tieu nhu muc hoc phi va thu nhap quoc dan/nguoi, muc dong gop cua dan trong tong dau tu cho giao duc, muc hoc phi va luong co ban, muc hoc ph va thu nhap trung binh cua cac SV sau khi da di lam...

Day se la co so de thuyet phuc toan bo nguoi dan dua tren nhung con so, so lieu hop ly, khong gay mot cu soc nhu hien nay. Toi nghi rang chua the thong qua Ban de an nay vi no con thieu qua nhieu co so va can cu.

Trần Tuấn Anh

Về việc tăng học phí, tôi có một ý kiến nhằm tiết kiệm kinh phí cho ngành, giảm gánh nặng của sinh viên nghèo: Đề nghị Bộ GD-ĐT giảm biên chế cơ quan quản lý tại Bộ, các đơn vị sự nghiệp hành chính, sắp xếp và tăng hiệu quả đầu tư của 19% ngân sách hàng năm mà Nhà nước đầu tư cho ngành, không đầu tư xây dựng sách giáo khoa lãng phí như hiện nay, không trình Thủ tướng mở mới, nâng cấp các trường Cao đẳng lên đại học nữa để tiết kiệm kinh phí, giảm quy mô đào tạo tràn lan như hiện nay.

Hiện nay trường nào cũng muốn đào tạo nhiều chỉ tiêu. Đơn giản vì nhiều học sinh sẽ thu được nhiều kinh phí,trong khi đó yếu tố chất lượng lại không được đặt lên hàng đầu, tỷ lệ số học sinh trên số giáo viên cơ hữu là quá lớn, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Nếu làm như vậy, sẽ tạo cơ hội cho các sinh viên nghèo có năng lực thực sự.

Hoàng Ngọc Huệ - Xóm Đồng Tròn (Mã Thành , Yên Thành, Nghệ An); Email: muathuduoimua_2409@yahoo.com

Nhìn vào khung điều chỉnh học phí của Bộ GD đưa ra, mà tim tôi như nhói lên. Làm sao tôi có thể chịu được mức học phí tăng đến “choáng” như vậy chứ!

Gia đình tôi có 4 đứa con đang ăn học. Vậy mà cả gia sản chỉ có 6 sào ruộng, con trâu. Mỗi năm may mắn nhờ trời mưa thuận gió hòa cũng chỉ làm được 2 vụ lúa, 1 vụ ngô tính ra dược khoảng từ 3 - 4 tấn, quy ra tiền được khoảng từ 6 - 8 triệu đồng, cộng thêm với chăn nuôi mỗi năm được khoảng 8 - 10 triệu đồng nữa. Trừ chi phí, đóng góp cho Nhà nước rồi còn lại khoảng từ 5 - 6 triệu đồng.

6 triệu đồng này nuôi cả gia đình 6 người trong một năm thì tính ra mỗi năm mức sống của mỗi người là bao nhiêu? Chúng tôi phải dành dụm từng đồng một cho con cái ăn học. Với mức học phí như hiện nay mà tôi đã lo chạy vạy nơi này nơi nọ vay mượn cho con cái đi học.

Đứa con đầu của tôi năm nay học năm thứ hai đại học, nhà không có tiền chu cấp cho nó nên phải thế chấp bìa đỏ cho ngân hàng rồi. Nhiều lúc nó đã định bỏ học vì gia đình quá khó khăn, hơn nữa sau nó còn có ba đứa em. Vào đại học nó phải làm đủ mọi nghề có thể làm được để kiếm thêm tiền trang trải. 

Vậy mà nay học phí tăng đến mức như vậy có lẽ tôi cũng đành cho con nghỉ học vậy. Bởi học phí đã tăng quá mức tưởng tượng, tôi cứ tưởng nó tăng một chút ít, cùng lắm cũng chi mấy chục phần trăm. Vậy mà mức tăng đã đạt từ 300 - 500%, một sự tăng quá đột biến mà xưa nay tôi chưa hề thấy.

Tôi nghĩ, việc tăng học phí để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tăng chất lượng giáo dục để nhằm đưa nền GD của ta sánh ngang với các nước trong khu vực và thế giới là hết sức cần thiết. Nhưng vấn đề đó phải được xem xét kỹ lưỡng và toàn diện, cho nó thích hợp với điều kiện của quần chúng nhân dân.

Có lẽ không riêng gì tôi mà còn rất nhiều người khác cũng rất mong Bộ GD xem xét để tăng học phí cho hợp lý chứ tăng nhiều như vậy thì quả là quá sức chịu đựng của những đôi vai dân nghèo này rồi.

Nguyễn Trọng Sơn, Email: sonloanbao@yahoo.com

Theo tôi, nên tăng học phí hay không Bộ GD-ĐT cần xem xét đến chất lượng đào tạo và xem xét đến điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư. Nếu tăng học phí mà chất lượng không tăng thì có hiệu quả hay không và đặc biệt hơn là cần xem xét điều kiện kinh tế của người học.

Gia đình tôi hiện nay có 2 em đang theo học Đại học. Nếu Bộ cho tăng học phí với phương án đưa ra như vậy thì 2 em tôi phải đóng mỗi tháng từ 1.500.000 - 1.800.000 đồng chưa kể các khoản khác.

Nguồn cung cấp cho 2 em ăn học đều chủ yếu do tôi và một phần bố mẹ, trong lúc đó tôi có 7 năm công tác trong cơ quan Nhà nước với mức lương có hệ số 2,67 x 350.000đông (lương mới chưa nhận ) = 934.500 đồng.

Vậy chẳng lẽ gia đình tôi phải bắt các em nghỉ học hay sao? Hay là tôi phải "xoay xở" để có tiền cho em ăn học? Xin thưa, công chức nói đến " xoay xở" thì chỉ có tham nhũng mà thôi.

Tôi xin lưu ý với Bộ GD-ĐT, Bộ chỉ cần tiét kiệm từ các khoản lãng phí khác cũng đủ bù đắp cho khoản học phí dự định tăng.

Hoàng Hải, Email: vuhoanghailtu@yahoo.com.au

Theo quan điểm của tôi, việc tăng học phí là rất cần thiết. Vấn đề mà dư luận quan tâm dường như chỉ xoáy vào những tác động mà mức học phí cao gây ra, rồi có một số quan điểm cho đó là thương mại hoá giáo dục. Tôi đưa ra một cách nhìn khác, một ý kiến ủng hộ quyết định tăng học phí.

Thứ nhất, hãy nhìn vào ngân sách của một sinh viên, các tác giả của các bài báo khác xem xét nếu đóng học phí cao, chi tiêu cho ăn, tiền nhà ở, tiền đi lại sẽ bị thu hẹp. Nhưng có một chi tiết quan trọng mà nhiều người bỏ qua: chi cho Ăn, Ở, Quần áo.. là tiêu dùng, còn Học phí mới thực sự là Đầu tư.

Tiêu dùng có thể ít có thể nhiều, nhưng đầu tư phải đủ mức độ mới có khả năng sinh lời. Nếu tiền Đầu tư mà thấp, thì chẳng thu lại được gì cả, thậm chí lỗ. Đầu tư phải đủ mức mới có khả năng sinh lời.

Có một sự thực là cơ sở vật chất cho giáo dục còn quá nghèo, thu nhập của giáo viên quá thấp và chất lượng giáo dục chưa đạt chuẩn quốc tế. Kết quả là một tỷ lệ cao sinh viên ra trường không đạt chuẩn để làm việc.

Do đó, tăng đầu tư cho Giáo dục (tôi không diễn đạt "tăng học phí", vì đây chỉ là một trong nhiều cách huy động vốn đầu tư ) chắc chắn tạo điều kiện tốt hơn cho những người tham gia và cho ra những kết quả tốt.

Chỉ nói riêng vấn đề tài liệu sách vở, một khi chúng ta tham gia công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, chúng ta phải trả tiền cao hơn cho mỗi giáo trình. Tăng học phí, cũng có tác dụng chống lại các vi phạm sở hữu trí tuệ trong học tập, sẽ không còn sách photocopy, không còn tài liệu ngoại in sao không phép. Nhà nước sẽ có thêm ngân sách để nhập khẩu và in sao hợp pháp các tài liệu, sách báo chất lượng cao.

Để chơi đúng luật, thì phải cần đến nhiều tiền. Cái thời "Đứng ngoài cửa sổ học lỏm" qua lâu rồi. Vấn đề không phải Tiền mua được Chất lượng Giáo dục, mà là "Bất kỳ một sự thay đổi nào về khoản tiền đầu tư cho Giáo dục cũng sẽ tạo ra một thay đổi tương ứng cho Chất lượng Giáo dục".

Tăng tiền Đầu tư thì chắc chắn Chất lượng sẽ tăng, giảm tiền Đầu tư thì Chất lượng sẽ giảm. Tiền Đầu tư cao, không có nghĩa Chất lượng Giáo dục cao. Như vậy, tăng Đầu tư cho giáo dục không có nghĩa là Thương mại hoá giáo dục.

Thứ hai, thanh niên sau khi tốt nghiệp PTTH không nhất thiết phải vào học Đại học. Có khả năng học là một chuyện, sẵn sàng học lại là một chuyện khác. Sức học thường được đo lường thông qua Bảng điểm, kết quả thi.

Còn sự sẵn sàng ở đây được đo lường không chỉ bằng nhu cầu học tập của cá nhân sinh viên, mà còn khả năng tài chính của gia đình, điều kiện Sức khoẻ. Nếu gia đình không có khả năng tài chính cho tiêu dùng, thì không nên nghĩ đến đầu tư cho học Đại học, mà hãy đầu tư vào các Trung tâm dạy nghề.

Một khi sinh viên đã đi học, họ không thể đi làm, trong điều kiện ở Việt Nam. Một khi ngân sách đã hạn hẹp, chắc chắn sức khoẻ không được chăm sóc đầy đủ, nhất là chi tiêu đắt đỏ ở các thành phố lớn. Vậy thì đầu ra là một sinh viên không đảm bảo sức khoẻ và trình độ không rõ ràng.

Tôi muốn nói rằng, có khả năng thi đỗ ĐH là một chuyện, có khả năng sống ở các thành phố loại 1 (nơi phân bố các trường ĐH) hay không lại là một chuyện khác.

Thứ ba, nếu không tăng học phí, vấn đề chảy máu chất xám sẽ còn khó kiểm soát hơn. Có một sự thực là trong khi rất nhiều sinh viên ở nông thôn muốn lên các thành phố loại 1 để học ĐH, thì rất nhiều HS, SV ở đây đi ra nước ngoài học, trong số họ nhiều SV học ĐH 1, 2 năm ở các trường hàng đầu vẫn quyết định chuyển giao sang học tiếp ở các trường quốc tế.

Nếu chúng ta có một cơ sở vật chất đủ tốt, thì các trường ĐH trong nước sẽ hấp dẫn các SV này hơn rất nhiều. Vừa giữ được nhân tài, vừa không tốn một khoản lớn ngoại tệ chảy sang các trường quốc tế. Nếu so sánh, học phí ở một truờng mức trung ở nước ngoài cao gấp hơn 20 lần mức 900.000 ở trong nước.

Thứ tư, bỏ học ĐH không phải là một diễn biến tiêu cực, không nên coi là xấu. Học ĐH: quan trọng, nhưng không phải là tất cả, không phải là không thể thiếu. Nếu một số thanh niên không đi học Đại học, họ có thể đi làm, học nghề. Nếu trường học giảm đi một số SV, thì các trung tâm dạy nghề sẽ có thêm nhiều người muốn học nghề. Chúng ta có nhiều cử nhân chất lưọng cao, và nhiều thợ có tay nghề cao hơn.

Ở phạm vi quốc gia, tăng học phí sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn là không tăng.

Lương Tuấn Phương

Khi biết được đề án tăng học phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, em thật sự không thể tin nổi mức khung dự định mà Bộ đề ra. Bởi vì với những mức như vậy thì mọi học sinh, sinh viên quê em đang theo học ở các trường trung học, cao đẳng và đại học phải về quê hết. Mức sống của người nông dân còn quá thấp, bố mẹ họ mà nghe tin này thì không thể biết điều gì sẽ xảy ra.

Lâm Tiến, Email: nacdanh92@yahoo.com

Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Dũng nói về vấn đề tăng học phí.

Kính thưa Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển và các đồng sự của ông. Không nên so sánh mức học phí của Việt Nam ta với các nước khác trên thế giới.

Tôi làm 1 phép tính đơn giản thế này: Tại Hàn Quốc thu nhập bình quân 1 người 1 năm khoảng 20.000 $/năm, 1 sinh viên phải nộp khoảng 3.500$/năm học. Còn ở Việt Nam thu nhập bình quân 1 người 1 năm khoảng 400 USD/ năm, nếu học phí tăng lên 900.000 đồng/tháng (khoảng 60 USD/tháng) thì 1 năm học (10 tháng) 1 học sinh phải đóng là 600 USD.

Kính thưa GS.TS Nguyễn Minh Hiển, chắc ông có thể tính toán được sự khác nhau giữa 600$ và 3.500$. Chúc ông luôn mạnh khoẻ để chèo lái con tàu tri thức của nhân dân.

Nguyễn Tuấn Sinh; Email: NGTUANSINH@YAHOO.COM

Tôi thiết nghĩ vấn đề này cần được thảo luận thận trọng trong Quốc hội cũng như lấy ý kiến nhân dân.

Vũ Hải Hà, Email: bra1980vn@yahoo.com

Nếu đề án tăng học phí của Bộ Giáo dục Đào tạo được thì thông qua thì chắc chắn số lượng học sinh thì ở nông thông thi đỗ ĐH nhưng không thể theo học là rất cao.

Với mức học phí của sinh viên ĐH cao nhất là 900 000 đồng/tháng thì nhiều nhà không có khả năng chỉ trả học phí, ngoài ra chưa kể các chi khác như ăn ở, thuê nhà... Khi đó ít nhất một gia đình có 1 con theo học ĐH học phải bỏ 1 số tiền vào khoảng 1.500.000 đồng.

Trong khi đó một SV mới tốt nghiệp đi làm thì chỉ hưởng mức lương 350 000x2.43 = 819 000 đồng, tức là không đủ tiền đóng học phí cho 1 SVĐH. Đó có phải là một nghịch lý quá lớn mà chúng ta phải suy nghĩ kỹ trước khi thông qua để án tăng học phí của Bộ Giáo dục Đào tạo.

anhtuyet_226@yahoo.com

Việc tăng học phí trong giai đoạn này rõ ràng là không nên. Bởi lẽ rất nhiều gia đình học sinh của Việt Nam nằm trong diện nghèo. Tăng học phí, các gia đình nghèo sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cho con đi học và những em dù có đỗ đại học cũng không dám đến trường vì học phí cao. Bên cạnh đó, chi phí cho cuộc sống hàng ngày tăng, nhiều người dân sẽ không gánh nổi.

Tôi được biết, hàng năm con số chi phí cho giáo dục không phải là nhỏ, 19% tổng chi ngân sách. Vậy thì tăng học phí trong thời điểm này là không nên. Tăng học phí với mục đích tăng chất lượng? Điều đó có được bảo đảm? Tôi phản đối việc tăng học phí.

Phan Hương Giang, Email: huonggiang@yahoo.com

Tôi đã từng là một sinh viên nghèo. Nhờ cố gắng của gia đình và nỗ lực học tập nên hôm nay mới trở thành một nhân viên văn phòng có thu nhập ổn định, tạm gọi là thoát nghèo. Có được như thế cũng nhờ các chính sách hỗ trợ, khuyến học của Nhà nước đối với sinh viên nghèo chúng tôi.

Nay được biết Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương tăng học phí, như thế thì các thế hệ con nhà nghèo sau chúng tôi chắc không thoát được nghèo khi mà mức học phí sẽ tăng ngất ngưởng như hiện nay.

Xin đừng nghĩ tăng học phí sẽ tăng chất lượng giáo dục. Chúng ta chỉ cần chấn chỉnh lại chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường, đặc biệt là Đại học thì chất lượng sẽ tăng lên một phần nào đó.

Hoang Phu, Email: dhcnet113@yahoo.com.vn

Theo tôi mức học phí này không phù hợp với điều kiên của những gia đình có con em học đại học, cũng như tình hình chung của đất nước ta hiện nay.

Mức học phí này là quá cao vì đa số sinh viên của chúng ta hiện giờ là con em nông thôn, hoặc con em của công nhân, cán bộ công chức nhà nước bình thường.

Các vị lãnh đạo Bộ GD&ĐT hãy thử tính tiền lương của 1 gia đình có 2 người con (1 người học đại học, 1 là học sinh THCS), bố mẹ là kỹ sư, công chức nhà nước bình thường xem được bao nhiêu mà phải đóng học phí cho 1 người con học đại học là 900.000 đồng/tháng? Chưa kể tiền ăn, tiền thuê nhà trọ... thì làm gì còn tiền để chi tiêu cho gia đình.

Còn đối với những gia đình làm ruộng thì sao? Với mức học phí như thế tôi nghĩ chỉ có con em những gia đình khá giả và giàu có thì mới đủ điều kiện để đi học. Chẳng lẽ các vị lãnh đạo Bộ GD&ĐT không biết đến điều này sao?

Một bạn đọc

Với mức học phí cao như vậy liệu các sinh viên và các bậc phụ huynh có thể cáng đáng nổi? Một người công nhân bình thường với mức lương 600.000 đ/người/tháng mà nuôi một sinh viên đại học liệu có đủ hay không? Chưa kể những sinh hoạt phí hằng ngày. Còn đối với một người nông dân thu nhập một ngày của họ được 100 đồng liệu có thể bỏ ra một tháng cả gần triệu bạc cho con em họ di học hay không?

Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là đầu tư cho giáo dục và hướng tới là miễn phí trong ngành giáo dục. Vậy tại sao bây giờ lại có việc đề nghị tăng học phí đến mức đột biến như vậy? Liệu các gia đình có con em học đại học cũng như các trường khác có đủ khả năng và điều kiện cho con em họ tiếp tục đi học?

Là một sinh viên em rất kính mong các nhà chức trách có thẩm quyền xem xét cho thỏa đáng để cho những người làm chủ đất nước có cơ hội như nhau.

Hong Minh

Gia dinh em hien co hai chi em em dang hoc dai hoc va em cua em hoc lop 12. Neu muc hoc phi se tang len nhu Bo truong noi thi gia dinh em chac khong du tien de cho chi em em theo hoc duoc. Muc hoc phi nhu vay la qua cao so sinh vien chung em. Kinh mong Bo truong nghi lai.

Ve ngan sach nha nuoc thi em khong hieu ro, nhung neu can phai tang thi chi nen tang vua phai de nhung nghuoi nong dan nhu chung em con co the theo hoc dai hoc duoc.

Vinh Hoang, Email: vinhhoangfp@yahoo.com

Với đề án đưa ra mức học phí quá cao so với thu nhập của đa số các hộ gia đình, nhất là đối với bậc đại học như trên phải chăng sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều gia đình không đủ tiền cho con đi học và vô hình chung đã cản trở quyền được học của mỗi người, đặc biệt là khi đất nước đang rất cần hiền tài?

IP Address: 222.252.39.211

Moi thang chung em chi nhan duoc khoang 800.000 đong. Khoan tien do chi vua du cho cuoc song neu tieu tiet kiem. Bo Giao duc dinh tang hoc phi nhu vay thi nhung sinh vien nhu bon em lam the nao de theo hoc duoc tiep day?

Bo me em lam trong Nha nuoc ma luong cua ca hai nguoi moi duoc gan 2 trieu dong, thi thu hoi neu hoc phi tang len den 900.000 đong cong voi tien sinh hoat khi di hoc thi lieu nhung dong luong eo hep do co nuoi duoc 1 minh em an hoc khong?

Day la chua noi den biet bao khoan ma o nha phai trang trai cho cuoc song. Em da vay, hoi biet bao nhung ban o nong thon thi lay dau ra tien do de theo hoc co chu? Tuy rang viec tang hoc phi la that su can thiet, nhung chua nen tang hoc phi o thoi diem nay boi no chua phu hop voi thu nhap chung cua nguoi dan Viet Nam.

Xin nhung nguoi co trach nhiem hay can nhac that ky truoc khi tang hoc phi.

Phạm Đức Thắng, Email: ducthang1984_tm2004@yahoo.com

Tôi thấy chính sách tăng học phí ở mức quá cao là không hợp lý đối với thu nhập bình quân của người VN. Nếu tăng học phí ở mức cao như vậy chắc chắn nhiều SV sẽ phải bỏ cuộc.

Nguyễn Thành Luân, Email: lapnghiep1983@yahoo.com

Là một sinh viên từ nông thôn lên thành phố học đại học tôi đã thực sự thấm những vất vả trong cuộc đời sinh viên nghèo. Tăng học phí là đương nhiên, nhưng mức tăng mà quá cao thì có lẽ nó sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Con em nông dân thì sao có đủ mức tiền lớn như thế để đóng học phí. Nếu điều đó xảy ra thì đó là một chính sách phát triển không bên vững vì khoảng cách giữa các nhóm người trong xã hội sẽ tăng lên.

Lâm Tiến, Email: nacdanh92@yahoo.com

Tôi đã tốt nghiệp đại học, và rất may mắn cho tôi khi tôi học đại học chỉ phải đóng học phí bằng... học sinh phổ thông trong năm 2006.

Thử đặt một câu hỏi như sau: Lương của cán bộ viên chức trung binh khoảng 1 triệu đồng/tháng, nếu 2 vợ chồng cùng là công chức là 2 triệu đồng/tháng. Nếu họ có may mắn các con của họ (1 - 2 con) đều học giỏi và đậu vào đại học thì tiền đâu để nuôi con ăn học (chưa kể đến em ở nông thôn).

Tôi biết so với các nước thì học phí tại các trường học của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta phải xét đến tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam cũng như thu nhập của người dân.

Nguyen Khanh, Email: nguyen khanh@yahoo.com

Tôi đồng ý tăng học phí. Đó là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là bậc đại học. Cần loại bỏ yếu tố xã hội và phổ cập như lâu nay vì là bậc học trang bị những kiến thức bắt kịp với thời đại để vận hành nền kinh tế và xã hội của đất nước. Bậc đại học phải loại bỏ số lượng lớn người chen chân vào chỉ cốt để lấy danh cho bản thân và gia đình.

B.Y.Y.D, Email: amavikt@yahoo.com.vn

Theo tôi, nếu tăng như vậy sẽ rất nhiều. Học sinh nông thôn, đặc biệt học sinh miền núi, vùng đang còn khó khăn sẽ bỏ học nhiều!

To Thi Hoai Van, Email: hoaivanibst@yahoo.com

Tại sao tiền học phí lại tăng nhiều đến như vậy? Phải chăng mức sống của chúng ta tăng lên? Không tôi khẳng định không đúng điều đó. Đối với tôi một kỹ sư mới ra trường mức lương hiện tại là: 2,34 x 350.000 = 819.000 đồng. Như vậy để sống được là một điều vô cùng vất vả. Vậy bây giờ tôi muốn tiếp tục học thêm văn bằng hai hoặc cao học thì làm sao chịu nổi.

Bộ Giáo dục muốn tăng học phí là để hạn chế học sinh học lên PTHH và cao đẳng đại học hay sao? Tôi kiến nghị mức học phí có thể tăng nhưng không thể tăng từ 180.000 - 900.000 đồng - một mức quá cao. Tăng lên 50% hoặc 100% cũng là đã quá cao rồi mà tăng lên đến 5 lần thì làm sao dân Việt Nam mới tiếp tục học được. Mong được hồi đáp!

Doãn Anh Pháp, Email: doannhattrinh@yahoo.com.vn

Nếu tăng học phí cao như thế này thì càng tăng sự phân hoá giầu nghèo, giũa nông thôn và thành thị. Ngay ở thành thị, các cán bộ công nhân viên chức được Nhà nước trả lương trung bình 800.000 đ/người/tháng. Ở vùng nông thôn người lao động thu nhập chủ yếu dựa vào cây lúa, thu nhập khoảng 1.2000.000đ/người/năm. Thế mà học phí của bậc Đại học tăng 900.000 đ/sinh viên/tháng, 600000đ/SV/tháng đối với cao đẳng điều đó rất phi lý.

Nhà nước tăng học phí thì người dân ở những vùng nông thôn và những công nhân viên chức nhà nước không thể đủ tiền cho con đi học. (Số lượng này chiếm 60 - 70% dân số nước ta). 

Bản thân tôi cũng xuất thân từ gia đình lao động thuần tuý. Để lo cho tôi đi học cha mẹ tôi đã phải cố gắng bươn trải hết sức. Lấy một VD: Ở Thái Bình mỗi người dân được 2 sào ruộng mỗi năm thu được 600 kg thóc thành tiền là 1.200.000 đồng trừ phân bón và thuốc trừ sâu và các khoản khác khoảng 400.000 đông, còn lại 800000 đ/người/năm + 400000 đồng các khoản thu khác = 1.200.000đ/người/năm, đấy là chưa kể thiên tai gây mất mùa.

Vậy hỏi người dân làm sao có thể lo cho con ra Hà Nội học Đại học được với chi phí: 900000 đồng học phí + 250.000 đồng thuê nhà + 400.000 đồng tiền ăn + 200.000 đồng các khoản khác = 1.750.000 đ/người/tháng so với thu nhập của họ 1.200.000 đ/người/năm?

Mong rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm thế nào để tạo điều kiện cho người nghèo, người dân lao động được biến ước mơ vào đại học để mang kiến thức về làm giàu cho gia đình và quê hương trở thành hiện thực.

Nguyen Xuan Thanh

Nếu học phí tăng cao như vậy thì không biết bố mẹ em sẽ ra sao, liệu nhưng sinh viên ngheo như chúng em có còn được đặt chân lên giảng đường?

Mong Bộ nên xem xét lại việc này để những SV nghèo như chúng em có cơ hội được học tập.

Nguyen Van Tho, Email: Anh_tho00@yahoo.com

Toi la nguoi xuat phat tu vung nong thon, toi cung da hoc DH va huong cac chinh sach ve dao tao DH cua nuoc nha nen o mot goc do nao do toi hieu cuoc song cua mot sinh vien nong thon ra thanh pho hoc. Toi cung hieu truoc khi dua ra mot de an nao do Bo GD chac chan da can nhac va ban bac ky luong.

Tuy nhien toi cung khang dinh rang cac dong chi lanh dao khong the nao danh gia het muc do anh huong cua chinh sach tang hoc phi toi doi song cua nhung gia dinh nong thon co con em theo hoc DH nhu vung que toi: Chuong My, Ha Tay.

La mot vung que con ngheo va kho khan nhung thuan tien vi chung toi o gan Thu do. Vay ma voi muc chi hien tai cho viec nuoi 1 nguoi hoc DH cung la qua nang doi voi hau het cac gia dinh co con em di hoc. Nhieu ho GD khong dam nghi den viec nuoi mot nguoi hoc DH hien nay chu chua tinh den khi chinh sach nay duoc thuc thi.

Bao chi da phan tich nhieu nen toi khong dong gop nhieu vao cac khia canh nhay cam khac. Thong qua Tien phong Online toi chi tha thiet de nghi Chinh phu va cac nganh co bien phap cu the de dua ra mot chinh sach hop ly cho van de nay. Theo toi khong nen tang hoc phi bay gio vi nhu the se co rat nhieu gia dinh lam vao hoan canh vo cung kho khan va no nan keo dai khi cho con em minh theo hoc DH.

Trần Thu Hà

Tôi không hiểu dựa vào cơ sở nào mà Bộ GD-ĐT có thể tăng học phí lên một cách khủng khiếp như vậy. Tôi cũng không hiểu nổi tại sao trong khi các nước khác trên thế giới đang có xu huớng miễn 100% học phí cho SV theo học đại học, thì chúng ta lại không những giảm mà con tăng lên một cách không thể tin nổi.

Đành rằng khung lương mới hiện nay chúng ta đã được cải thiện 1 cách rõ rệt, nhưng như vậy thì thật quá sức chịu đựng. Tôi cũng biết rằng Nhà nước ta trong những năm qua phải đầu tư nhiều cho ngành GD. Nhưng thiết nghĩ, để xây dựng một đất nước văn minh giàu đẹp với những con người có tri thức đủ sức gánh vác trọng trách nặng nề đó thì chúng ta cũng nên đầu tư chứ.

Tôi tự cho mình thật là may mắn khi đã rời trường ĐH cách đây 1 năm. Giả sử nếu bây giờ tôi vẫn còn ngồi trong ghế nhà truờng thì tôi chắc chắn không thể theo hết 4 năm học. Cha mẹ tôi ở nhà là những công nhân viên chức bình thường thu nhập hàng tháng vào khoảng 2 triệu đồng, nếu gửi cho tôi theo học ĐH thì chỉ còn khoảng hơn 1 triệu đồng với bao khoản chi tiêu mà giá cả cứ leo thang vùn vụ làm sao tôi có thể an tâm học tập được?

Các em họ tôi ở quê thì đừng bao giờ "mơ vào ĐH" khi cha mẹ chúng làm lụng vất vả cả tháng chẳng nổi 500 nghìn đồng. Tôi không hiểu đất nước ta sẽ có tương lai thế nào với một thế hệ "sợ theo học ĐH như vậy"?

Thanh Thuy

Tôi nghĩ những ý kiến trên của bấy nhiêu bạn đọc cũng có thể thấy việc tăng học phí của Bộ GD là không thể.

Xin hỏi Ông Bộ trưởng Bộ GDĐT, ông đã thử tính toán xem các nước trên thế giới tỷ lệ giữa học phí với thu nhập bình quân là bao nhiêu không mà ông đề xuất mức tăng học phí đối với VN như vậy? Ông tính thử xem hiện nay trung bình mỗi gia đình VN có 3 đứa con ăn học thì với mức thu nhập bình quân thôi có thể sống như thế nào? Còn nữa, ông có tính đến hiện nay 80% dân số Việt Nam là nông dân, hay là ông chưa biết người nông dân của đất nước có thu nhập như thế nào?

Huynh Tuyet Hoa, Email: hothatalo@yahoo.com

Toi la phu huynh co con hoc Dai hoc. Toi thuc su bi soc khi thay hoc phi cua chau du kien la 900.000 VND. Voi nhung gia dinh dan thuong nhu chung toi, luong thang 1.500.000 VND, co 2 dua con hoc DH nhu vay la am luon tien khong con de song nua (Toi la nguoi me nuoi con mot minh).

Khong chi rieng gia dinh toi, cac chau hoc cung lop con toi den choi meu mao: "Bac oi co le chung chau bi nghi hoc mat...". Toi thiet nghi Giao duc & Benh vien la 2 linh vuc ma o nhieu nuoc duoc dua vao dien chinh sach mien phi. O ta thi da thu hoc phi, vien phi ma con len gia cac khoan thu nay thi that vo ly.

Luong khong tang theo gia ca, ngay truoc toi di lam luong 49.000 VND, nhung cuoc song khong phai lo toan nhieu nhu bay gio... Rat dang tiec neu nhieu hoc sinh phai nghi hoc vi "gia hoc phi tang". Toi dau long lam khi goi "gia hoc phi...".

phanhauacj@yahoo.com

Em to mo muon biet Bo truong xuat than tu dau? Co phai tu nong thon nhu bon em khong? Khong biet Bo truong nghi gi khi dua ra de an tang hoc phi nhu vay?

Bo truong co biet de duoc ngoi tren giang duong hoc tap nhu bay gio chung em da danh doi biet bao mo hoi va nuoc mat cua bo me cho nhung dong tien nuoi con an hoc? Chang co bo me nao ma khong xot xa khi nhin con bo hoc giua chung ca. Neu ma di hoc thi bo me chac la vo no nen cung khong danh long.

De duoc ngoi tren giang duong dai hoc ngay hom nay chung em da no luc rat nhieu cho uoc mo duoc hoc tap. Vi vay em kinh mong Bo truong, Nha nuoc can xem xet lai de an tang hoc phi nay. Duoc di hoc la mot hanh phuc nhung ma neu tang hoc phi nhu vay thi bao nhieu sinh vien nhu chung em phai chiu canh (du khong muon ) dut gang giua giang duong?

Tran Duy Cong, Email: duycong223@yahoo.com

Toi cung tung la mot sinh vien xuat than tu nong thon ve Ha Noi hoc nen toi biet mot sinh vien nong thon ve day hoc la ca mot van de. Mac du doi song cua nhan dan ta da tang len, muc thu nhap cung khong con la kho khan nhu ngay xua nua nhung khong phai la da het kho khan.

Neu nhu BGD tang muc hoc phi len nhu du kien thi toi nghi nhung hoc sinh xuat than nhu toi se gap rat nhieu khan. Ho co du tam tri de hoc cho tot khong khi ma luc nao cung phai lo tien de dong hoc phi roi dong cac khoan chi phi khac nua. Khi do viec tim va dao tao nguoi tai cho xa hoi se bi bo sot.

Toi nghi moi viec se co cach giai quyet va toi mong BGD se tim ra duoc phuong cach lam sao cho hop ly nhat cho ca HS,SV cung nhu cho nganh giao duc nuoc nha.

Nguyen Van Khong, Email: Khong@yahoo.com

Trong khi dat nuoc ta dang con ngheo thi viec tang hoc phi nhu Bo GD-DT de nghi la viec khong tuong. Luong cua mot sinh vien moi tot nghiep con chua dat den muc 900.000d/thang. Vay thi tang hoc phi o bac Dai hoc len toi 900.000d/thang lieu co hop ly khong? Neu tang muc hoc phi cao nhu vay thi toi nghi hoc sinh nha ngheo se chang bao gio duoc di hoc.

Noi tang hoc phi se tang chat luong giao duc, the co nghia la chat luong giao duc duoc do dem bang tien hay sao?

Lương Minh Anh, Email: tinhthuchin@yahoo.com

Tôi thấy việc tăng học phí chúng ta làm hơi muộn, nhưng không biết có phải vì thế mà chúng ta quyết định "đột ngột" thế không! Tôi cho rằng Bộ Giáo dục nên tăng một cách từ từ cho từng cấp học một, và giải thích rõ hơn với mọi người cho tất cả đều biết đó là việc phải làm để đẩy mạnh nền giáo dục nước nhà.

Phan Vu Trung, Email: Vutrungbhxh@gmail.com

Khong biet khi ong Bo truong de nghi dieu chinh muc hoc phi ong lay co so nao? Ong that duy y chi va chu quan qua.Trong luc nguoi dan thi qua ngheo, muc thu nhap hang thang chua toi 1 trieu dong ma muc dong hoc phi lai 900 ngan dong, vay nhung nguoi trong gia dinh con lai lay gi de song?

Lê Minh Hà, Email: minhmai@fpt.vn

Việc tăng học phí cho học sinh sinh viên như Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị vào lúc này tôi e rằng sẽ có một số học sinh sẽ phải bỏ học. Vì phần lớn các gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Và như thế thì chúng ta không thực hiện được chính sách giáo dục là giảm học phí tiến tới miễn học phí ở cấp nào đó.

Theo tôi, nên mở nhiều hệ tư thục và Nhà nước vẫn giữ một số trường để cho con em nghèo vẫn có thể theo học được như vậy sẽ khuyến khích sự học tập của xã hội. Hiện nay sự đóng góp cho con em đến trường đã là một sự quá tải so với đồng lương eo hẹp của khá nhiều gia đình. Bởi vậy tôi đề nghị Bộ GD&ĐT nên xem lại chính sách này.

Phạm Văn Bằng, Hòm thư: 6 TH - 151 Phú Giáo (Bình Dương), Mobile: 098 3340490Email: hanoiohotay2003@yahoo.com

Sau khi biết tin học phí từ THPT bắt đầu tăng, trong đó học phí bậc Đại học có thể lên đến 900.000 đồng/tháng thì làng quê vốn yên ả thanh bình của chúng tôi xôn xao cả lên. Nhất là những gia đình có con em đang học các trường chuyên nghiêp thì nháo nhác, bàn tán suốt ngày.

Có thể sẽ có những gia đình phải cho con em mình bảo lưu kết quả học tập để năm sau kiếm đủ tiền đóng học phí mới lại tiếp tục đi học. Với cách nghĩ (có thể nhiều người có tầm nhìn "vĩ mô" cho là thiển cận !) của người dân quê tôi thì đó là một phương án chưa thật thiết thực và tối ưu của ngành giáo dục nước ta.

Vẫn biết rằng có nhiều chế độ giảm học phí cho nhiều đối tượng, song nói gì thì nói cuộc sống của gia đình các em học sinh, sinh viên sẽ bị xáo trộn và sẽ có nhiều em phải nghỉ học "oan"!

Là đất học từ xưa, nên ngưòi dân quê tôi luôn ráng sức để cho con em họ được học hành đến nơi đến chốn. Mỗi khẩu lao động trong các hộ gia đình làm ruộng cấy lúa quê tôi chỉ có hơn một sào ruộng Bắc Bộ, nếu mùa màng bội thu thì mỗi vụ thu hoạch cũng chỉ được 3 tạ thóc (khoảng gần 600 ngàn đồng).

Với mức học phí cũ, cha mẹ các em đã lao đao nuôi con em mình ăn học rồi. Bây giờ theo mức học phí mới thì cuộc sống của họ sẽ càng bi đát hơn. Có gia đình thì sẽ lại phải vay lãi nặng (do đã vay ngân hàng rồi) để nuôi con ăn học tiếp vì đã "đâm lao phải theo lao", cũng có thể nhiều gia đình sẽ cho con em mình nghỉ học vì "lực bất tòng tâm".

Riêng gia đình anh trai và chị gái tôi hiện đều có các cháu học Đại học (2 cháu học ởTPHCM, 2 cháu học tại Hà Nội), vì thế sẽ càng vô cùng vất vả. Hàng ngày đôi vai gầy của các anh, các chị tôi đã gánh biết bao mưa nắng, còn nay thì sẽ lại "oằn" hơn vì phải gánh thêm khoản học phí tăng thêm của ngành giáo dục.

Duy Quang

Tăng học phí là một chủ trương đúng. Theo đề án do Bộ Giáo dục đưa ra, học phí tăng chủ yếu ở bậc Đại học và sau Đại học. Hơn nữa mức tăng "gấp 5 lần" như nhiều bạn nói chỉ là tăng mức trần học phí, còn học phí cụ thể sẽ do từng trường quy định.

Theo tôi, việc quy định mức trần học phí quá thấp sẽ không huy động được nguồn lực tài chính mà rất nhiều gia đình khá giả ở thành thị, những người vừa học vừa làm sẵn sàng đóng học phí cao để được đi học.

Đồng thời với việc tăng học phí, học bổng cũng sẽ tăng nhằm khuyến khích sinh viên học tập chăm chỉ hơn để đạt được học bổng.

Theo tôi, việc tăng học phí là nên làm và cần chú ý những vấn đề sau:

- Mức trần học phí nên áp dụng phổ biến cho các học viên sau đại học và học viên hệ Đại học vừa học vừa làm (hệ tại chức cũ). Học phí chỉ nên tăng ít đối với sinh viên Đại học hệ chính quy dài hạn.

- Khoảng cách giữa mức học phí dành cho sinh viên ở thành thị và nông thôn cần tăng lên chứ không nên chỉ là khoảng 20.000 đồng (160.000 - 180.000) như hiện nay.

- Mở rộng diện được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, không nên tăng số tiền học bổng tuyệt đối và giảm số người được hưởng như đề án đã nêu.

Nguyễn Hoài Linh, Email: phi_cong_ti@yahoo.com

Việc tăng tiền học quá cao như thế này không phù hợp với đa phần học sinh PTTH và đặc biệt những sinh viên từ các nơi khác lên Hà Nội học. Đấy là chưa nói đến nhiều khoản chi tiêu khác của sinh viên đại học. Vậy ý kiến của tôi là không tăng học phí là hợp lý.

Trần Đại Thắng, Email: ngoisaonhonhoi_tthang@yahoo.com

Theo tôi, không thể lấy việc tăng học phí để tăng chất lượng giáo dục được vì nó còn liên quan đến vấn đề thu nhập của người dân.

Hiện nay lương của công chức trung bình cũng chỉ 1 - 1,5 triệu đồng/người/tháng. Gia đình nào phải nuôi 2 con học đại học thì quả là một gánh nặng rất lớn mà không phải gia đình nào cũng có thể chịu được, kể cả những người làm trong quân đội với mức lương được ưu tiên hơn cũng khó có thể chịu nổi mức chi phí đó chứ đừng nói đến những gia đình ở nông thôn với thu nhập thấp.

Nếu đề phương án học phí mới được thông qua thì chắc chắn sẽ có rất nhiều sinh viên phải bỏ học vì sẽ không thể chịu nổi gánh năng học phí.

Vẫn biết chất lượng giáo dục ở nước ta còn rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy việc tăng chất lượng giáo dục là một vấn đề rất bức thiết hiện nay đối với đất nước, nhưng chúng ta nên tăng chất lượng giáo dục theo hướng tăng đầu tư cho giáo dục chứ không nên tăng học phí vì đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Những quyết sách đúng đắn của chúng ta hôm nay sẽ quyết định sự phát triển của đất nước ta trong vài chục năm nữa. Vì vậy tôi mong Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy nghiên cứu kỹ hơn nữa lý luận và thực tiễn để có thể đưa ra những phương án tốt nhất giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục hiện nay.

Nguyễn Viết Lam, Báo chí K27 ĐH Koa học Huế, Email: vietlam1984@gmail.com

Có lẽ tăng học phí là hợp lý, nhưng phải tăng như thế nào để không ảnh hưởng tới phần lớn sinh viên.

Đất nước vẫn còn nhiều sinh viên là con của những gia đình thuần nông. Khi tăng học phí lên tới 900.000 đ/tháng thì họ phải giật mình vì một học kỳ sẽ phải đóng tới 4.500.000 đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc đầu năm học họ phải mang theo gần như toàn bộ vốn liếng của gia đình.

Đối với những gia đình có một người con học ĐH thì còn có thể thu xếp, nhưng những gia đình có 2 - 3 người học thì sao? Có lẽ Bộ GD nên xem lại cái mà nền giáo dục chúng ta cần hơn. Chắc gì khi tăng học phí chất lượng GD đã tăng lên nếu không có một phương pháp giảng dạy hợp lý.

Tăng học phí chúng ta có điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất cho GD, nhưng phải tăng sao cho hợp lý và không làm mất cơ hội học tập của một số bạn sinh viên. Theo tôi cái chúng ta cần hơn vẫn là một phương pháp giang dạy và học tập hợp lý cho học sinh và sinh viên.

Phạm Gia Toàn, Email: toanpgt@fpt.vn

Tôi có theo dõi ý kiến của Bộ trưởng Giáo dục về dự kiến tăng học phí các cấp cũng như ý kiến của nhiều người dân. Tôi không muốn nói thêm về những gì ai cũng đã rõ, nhưng muốn nói tới một khía cạnh khác của "đề án điều chỉnh học phí". Đó là sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạch định chính sách.

1- Đề án điều chỉnh học phí của Bộ Giáo dục "không có liên hệ gì với chế độ tiền lương vừa mới được ban hành": Người làm công ăn lương không thể đủ tiền cho con đi học một cách bình thường được nếu không có một nguồn thu nhập "khác" ngoài lương.

Ai cũng muốn con cái mình được ăn học nên người thì phải làm gì để có đủ tiền trang trải học phí? Bộ trưởng Giáo dục có giúp tìm được việc chính đáng để cán bộ nhà nước có thêm thu nhập cho con đi học với mức học phí được Bộ trưởng dự kiến điều chỉnh?

2- Nếu có tiền để nộp học phí thì khi tốt nghiệp loại xuất sắc và ngay lập tức được thu nhận vào cơ quan Nhà nước theo cơ chế tuyển dụng nhân tài liệu lương tháng của nhân tài này có cao hơn mức học phí bậc đại học mà nhân tài này đã nộp hàng tháng khi ngồi trên ghế nhà trường đại học hay không?

Nếu lương cán bộ tốt nghiệp đại học có tài thấp hơn học phí hàng tháng phải nộp khi đi học thì người cán bộ tài năng này vào làm trong cơ quan nhà nước để làm gì? Đề nghị Bộ trưởng Giáo dục giải thích rõ vấn đề này.

3- Qua đề án "điều chỉnh học phí " mà Bộ trưởng Giáo dục chuẩn bị trình cũng bộc lộ hệ thống lương mới đang áp dụng có quá nhiều bất cập và nó đang hợp thức hoá tình trạng "án bộ phấn đấu được nâng lương, nhưng hầu như ai cũng chẳng sống bằng lương"! Và như vậy thì cái gì sẽ xẩy ra trong bộ máy quản lý của chúng ta? Phải chăng đây cũng là mảnh đất mầu mỡ để "quốc nạn tham nhũng" có đất để tồn tại và phát triển?

4- Sự tách rời và phủ nhận lẫn nhau của hệ thống thang bảng lương mới và đề án điều chỉnh học phí nêu ở trên phản ảnh sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan chính sách liên quan đến các Bộ Giáo dục, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội... Có lẽ đã đến lúc phai nghiêm túc chấm dứt cách làm việc kiểu này .

Van Dung

Toi khong hieu ong Bo truong can cu vao dau de dinh ra muc hoc phi qua cao nhu vay. Theo toi viec tang hoc phi se la mot quyet dinh sai lam.

Boi le: Thu nhap cua dai bo phan nguoi dan la khong the chiu noi muc hoc phi nhu vay; theo toi neu thuc su muc hoc phi moi duoc ap dung se co nhieu hoc sinh phai nghi hoc va ket qua la tuong lai dan tri cua nuoc nha se di giat lui, hoc sinh hoc THPT giam, luc luong dong duoc dao tao ngh se khong the co du cho viec CNH,HDH dat nuoc; se khong co sinh vien dai hoc tai cac chuyen nganh ma sau khi ra truong muc luong cua ho con thap hon ca hoc phi khi di hoc

Nguyễn Thị Kim Phượng, 1/8/47/16 (KP4, Phan Văn Hớn, P. Tân Thới Nhất , Quận 12, TPHCM, số ĐT: 098 3305872, Email: phuongnhi49@yahoo.com

Dự định tăng học phí của ngành Giáo dục đã gây nên sự quan tâm đặc biệt của phụ huynh học sinh, sinh viên nói riêng và người dân cả nước nói chung trong những ngày vừa qua.

Biết rằng vãn có môt số diện được ưu tiên giảm học phí, nhưng nói chung, dù ở nông thôn hay thành phố mà là con nhà nghèo thì các em học sinh từ bậc THPT trở lên sẽ khó có điều kiện được học lên cao nữa. Đặc biệt là các em sinh viên đang theo học các trưòng chuyên nghiệp, nhất là các trường Đại học thì rất có thể một bộ phận sẽ phải "đứt gánh giữa đường"

Đâu phải cứ "người thành phố" là kinh tế gia đình khá giả hết? Ngay tại khu phố tôi đang ở có rất nhiều gia đình phải kiếm ăn hàng ngày, nếu tháng nào người bố hay mẹ bị bệnh thì thu nhập trong tháng đó sẽ bị chựng lại và tất nhiên chất dinh dưỡng bữa ăn trong tháng đó cũng bị giảm đi đáng kể.

Vậy thì thử hỏi nếu tiền học phí tăng cố định hàng tháng như thế thì con em họ có còn đủ tự tin mà cắp sách đến trường THPT và giảng đường CĐ, ĐH nữa không? 

Nguyen Van A, Email: happy_together50003000

Cuoc song cua nguoi dan chung ta con rat kho khan, vi vay tang hoc phi vao thoi diem nay la khong hop ly

Trần Thu Hà, Email: tialuaxanh@yahoo.com

Tôi thấy việc tăng học phí lên cao quá mức như vậy thực sự là vượt quá khả năng của nhiều gia đình. Dân tộc ta từ trước đến nay có truyền thống hiếu học, nhưng với hoàn cảnh hiện nay liệu truyền thống đó còn được đảm bảo bởi nỗi lo cơm áo, gạo tiền hay không?

Nhiều gia đình cố gắng chắt bóp cho con cái họ ăn học tới nơi tới chốn, nhưng sự chắt bóp đó là có giới hạn. Tôi không nghĩ rằng họ sẽ giữ đuợc giấc mơ đi học nếu tiền học phí lại sắp tăng 1 cách chóng mặt như vậy.

Giáo dục để con người tiến bộ, giáo dục để con nguời biết tiết kiệm, biết sống, để con người trở nên có văn hoá... Vậy có nên giáo dục để con nguời càng ngày càng sợ 2 từ "học phí" không?

Đành rằng học tập là khó khăn và không phải ai cũng có đủ sức lực và nghị lực để theo đuổi con đuờng ấy, song không phải vì vậy mà đánh mất đi sự hiếu học. Tôi mong báo chí sẽ là công cụ đắc lực giúp nhân dân phản ảnh lại tâm tư, suy nghĩ của quần chúng.

Hoàng Thị Thịnh

Nhà em nghèo nên việc em đi học là một gánh nặng cho gia đình, mặc dù học phí chỉ là 180000 đồng.Vì vậy nếu học phí tăng nên những 900000 đồng thì gia đình không biết có thể làm gì để đóng góp để em có thể đi học được.

Vì vậy em rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên tăng học phí, hoặc nếu tăng thì chỉ nên tăng với mức vừa phải để cho con em nhà nghèo còn có cơ hội đi học .Mong Bộ trưởng để ý đến ý kiến của em.

Đậu Thế Tụng

Về việc tăng học phí Bộ Giáo dục và Đào tạo cần căn cứ trên một loạt vấn đề sau:

1. Thu nhập dân cư có đảm đương được mức đóng đó không, (tính mức dân cư trung bình của xã hội, nếu không sẽ làm nghèo trí tuệ của xã hội vì nhiều gia đình sẽ không có điều kiện để cho con đến trường Đại học...

2. Kể cả mức lương mới, mỗi gia đình đã đủ nuôi một người con đi học theo mức học phí như phương án đệ trình chưa?

3. Tăng học phí như giải trình là để bớt gánh nặng Nhà nước, có nguồn đầu tư cho trường, cho lớp, cho giáo trình, cho thầy... hơn. Điều đó nghe có vẻ có lý, nhưng có điều chưa ổn ở chỗ: Lớp chưa chuẩn, tổng số sinh viên/ lớp, vẫn nằm ở mức 80 - 100 sinh viên (so với quy định chuẩn là 45 sinh viên); Trang thiết bị đầu tư cho việc học tập, sinh hoạt, giải trí, thư viện, sách báo...nhiều trường chưa đạt. Chưa nói một số trường làm sai nguyên tắc, học phí thu được nhiều chia nhiều, thu được ít chia ít. 

4. Một số nước thu từ các doanh nghiệp, Cty, cơ quan, nơi sẽ dùng nguồn nhân lực (đầu ra của sinh viên), kinh phí học tập được hỗ trợ, hoặc bao cấp hoàn toàn.

Mai Duc Thuc, Email: Mdthu@yahoo.com

Theo tôi, việc Bộ GDĐT tăng học phi là điều tất yếu, để đáp ứng với tình hình kinh tế XH hiên nay. Nhưng tăng bao nhiêu cho hợp lý...? Cũng không nên quá 500 000đ/ tháng. Bởi lẽ như gia đình chúng tôi thì như thế đã là nửa tháng lương rồi, mà còn bao nhiêu thứ phải chi tiêu nữa, huống gì người nông dân.

Các vị lãnh đạo cần phải xem xét lại, mức dự kiến tăng như trên là không hợp lý...

Lien Thu, Email: thuktcn@yahoo.com

Toi nghi tang hoc phi la mot van de can can nhac that ky. Hien nay da so sinh vien tu cac tinh do ve, ho la nhung nguoi phai song nho dong tien cua bo me vat va tu duoi que. Ma thu nhap o que co cao khong? Va ho se song nhu the nao khi com, ao, gao tien deu len gia. Chung ta hay that su quan tam den ho.

Toi nghi hoc phi nen co xu huong giam de khuyen khich tinh than hoc tap cho HS-SV hon la tang hoc phi de dan den nhieu hau qua khong luong truoc duoc.

Vũ Văn Chuyền, Email: Chuyentulap1977@yahoo.com

Trong hoàn cảnh người dân đang phải đối mặt mới tình trạng bất ổn về giá cả thị trường hiện nay, thì việc tăng học phí với mức tăng quá lớn sẽ gây sốc cho người dân, đặc biệt là những người lao động phổ thông hoặc khu vực nông thôn.

Quyết định này chắc chắn làm rất nhiều người có thu nhập không cao phải gồng mình để có tiền cho con đi học. Người Việt Nam vốn hiếu học, nên không ai dễ gì đi đến quyết định cho con cái họ nghỉ học vì lý do tăng học phí (nếu tăng vừa phải, hợp lý).

Nhưng trong trường hợp này sẽ có rất nhiều gia đình phải cho con nghỉ học vì ngân sách gia đình họ không cho phép, ngay cả việc đi vay lãi cho con đi học cũng khó thành hiện thực khi mà nhu cầu vay thì lớn mà khả năng trang trải lại không có. 

Vẫn biết rằng mức học phí hiện nay không đủ trang trải cho các trường, nhưng hàng năm Nhà nước đã phải bù nhiều, và đó cũng nằm trong chương trình kế hoạch ngân sách hàng năm. Nhân dân đã phải đóng các khoản thuế, lệ phí... để hình thành ngân sách Nhà nước. Chủ trương của Nhà nước ta là phổ cập giáo dục. Những năm gần đây nền giáo dục của ta đã có những bước tiến nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Thiết nghĩ chúng ta không thể nhìn thấy lợi ích trước mắt (bớt gánh nặng ngân sách, tăng thu) mà bỏ đi những lợi ích lâu dài ( dân trí tăng, phát triển toàn diện). Với quyết định này chúng ta có thể tiến một bước, nhưng lùi nhiều bước. Tôi đề nghị những người có thẩm quyền hãy xem xét thấu đáo vấn đế trước khi ra quyết định.

Do Ly

Xin hỏi Bộ trưởng Bộ GD-ĐTmấy vấn đề sau về tăng học phí:

1. Dựa vào đâu để Bộ đề nghị tăng học phí?

2.Lưong CB tăng 20%, nhưng học phí lại tăng 500% vậy công nhân viên thu nhập 800.000 - 1.200.000  đồng/tháng thì bao lâu mới có đủ tiền cho một con vào ĐH, người làm nông nghiệp phải bán bao nhiêu tấn lúa mới có đủ cho một đứa con học ĐH? 

3. Bộ trưởng có biết với mức học phí như hiện nay mà trong hệ CĐ-ĐH có bao nhiêu SV do chưa có tiền từ gia đình gửi cho để đóng học phí với nhà trường nên không được dự thi hết môn không? Vậy nếu Bộ trưởng cho tăng học phí con số này sẽ tăng nên gấp bao nhiêu lần như thế nữa?

4. Bộ trưởng nên xem xét lại cho chúng em không phải nghỉ học, vì gia đình em không thể làm gì để kinh tế gia đình tăng trưởng 500% trong tương lai được.

Kính mong Bộ trưởng đề nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét lại cho phù hợp với nền kinh tế nước nhà.

Pham Minh Hue, Email: phminhhue2003@yahoo.com

Tôi không hiểu khi tăng tiền học phí lên đến mức này thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có chút nào đó quan tâm đến tiền lương mà phụ huynh của các sinh viên, học sinh đó nhận được hay không.

Theo tôi được biết một lao động phổ thông nhận được số tiền lương chỉ trên dưới 500.000 đồng (Lương tối thiểu tăng 350.000 đồng) vậy nếu tiền học phí tăng tới 900.000 đồng/tháng thì không hiểu những sinh viên có bố mẹ đều là lao động phổ thông thì chắc chắn là không được nghĩ đến thi đại học, cao đẳng... Tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào từng khu vực để tính mức học phí, nhưng so với mức 900.000 đồng/tháng thì có giảm cũng chẳng là bao nhiêu.

Nguyen Van Tuyen, Cuc Thong ke Khanh Hoa

Phuong an de ra khong kha thi, bat cap cho 2 doi tuong chu yeu cua xa hoi: nong dan  va cong chuc liem chinh. Dong luong hien nay cua mot Pho giam doc So da 10 nam nhu toi hien nay duoc 1,5 trieu dong/thang. Neu con vao dai hoc hoc phi nop 900.000dong/thang, nhu vay toi con 540.000 dong, toi va con toi an o dau trong khi tien luong co ca tien nha, phep, an, o, chi khac va nuoi mot con .

Voi thu nhap chinh tu luong the nay toi hoc toan, nhung khong sao thuc hien phep chia nay duoc. Kinh mong Ban Bien tap bao Tien phong gui y kien cua toi toi nhung nha lam luong chia ho luong cua toi (1,5 trieu) ra cac khoan chi tren.

Tang hoc phi phai dua vao thu nhap cua nhan dan va nguoi huong luong . Do vay phai co lo trinh tang hoc phi, phu hop thu nhap cua nguoi dan .Neu ap dung tu nam 2006 se co mot loat sinh vien nha ngheo bo truong ve di cay khi ma khong co trau va khong co dat thi cay o dau ?

Một bạn đọc

Sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với việc đào tạo và giáo dục, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Theo tôi chúng ta nên thu một phần học phí, số còn lại Nhà nước sẽ thực hiện bù đắp chi phí như vậy học sinh có có nhiều cơ hội đuợc tham gia học tập nghiên cứu, phát huy cao nhất khả năng tốt của mọi người góp phần to lớn cho xã hội văn minh, kinh tế văn hoá phát triển.

Nguyen Trung, Email: loverain_hue@yahoo.com

Học phí tăng! Mừng cho các Trường, mừng cho ngân sách nhà nước mấy lâu nay phải nặng gánh trang trải cho mỗi đầu học sinh, sinh viên. Để trang trải kinh phí cho quá trình dạy học, đào tạo một học sinh, sinh viên thi với mức học phí 900.000 đồng/tháng mới chỉ là phần kinh phí phục vụ cho quá trình dạy học, và cũng phần nào nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Khi mà chất lượng giáo dục và đào tạo của chúng ta còn thấp, việc dạy học chưa gắn liền vào thực tiễn cuộc sống, cũng bởi vì mức kinh phí không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ dạy học. Như vậy việc tăng học phí là điều đương nhiên phải làm.

Nhưng hãy nhìn lại, trong hàng triệu học sinh, sinh viên hiện nay với mức học phí chỉ mới 1/5 với mức sẽ tăng đó mà đã biết bao nhiêu người phải lao đao, bao nhiêu gia đình phải chật vật, vất vả, thậm chí gia đình của sinh viên theo học còn phải bán cả nhà, đất để trang trải cho học phí và cả chi phí sinh hoạt của sinh viên.

Với chi mức đó nhưng đã biết bao nhiêu người học sinh- sinh viên phải nghỉ học giữa chừng, thật là lãng phí - một sự lãng phí khổng lồ - khi mà những trường hợp này lại rơi vào những học sinh-sinh viên "chất lượng cao".

Nhìn xa hơn, với mức học phí như vậy là sẽ là một gánh quá nặng cho những gia đình bình thường, chưa nói những gia đình nghèo khó, và như thế sẽ làm nhụt chí bao nhiêu học sinh học giỏi nhưng gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mới nhìn mức học phí đã thấy sợ, chưa dám nghĩ tới các khoản sinh hoạt phí khác trong bối cảnh giá cả ngày càng leo thang mà thu nhập của mỗi nguòi dân Việt nam chúng ta đang còn ở mức nào???

Cho nên giải pháp là: Tăng học phí nhưng vừa phải, phải tính toán dựa trên thu nhập của mỗi người dân. Phải có chính sách rõ ràng cho mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi đối tượng. Nếu không, một ngày không xa các trường học chỉ toàn là con nhà giàu theo học, chất lượng , đầu vào học sinh- sinh viên thấp và khi đó chất lượng đào tạo của đội ngũ giáo viên, giảng viên và cơ sở vật chất lên cao thì cũng vô nghĩa đối với nền giáo dục và đào./

Giàng A Chua

Là người dân của một tỉnh vùng cao có thu nhập bình quân đầu người trên 3 triệu đồng một năm, số hộ nghèo đói tính theo tiêu chí mới lên đến trên 50% dân số, có lẽ với mức tăng học phí như ông dự kiến con em miền núi chúng tôi khó có thể theo học ở bậc đại học.

VŨ XUÂN TRƯỜNG, Email: ngoisaodunggac2004@yahoo.com

Chung em o nong thon, cuoc song rat la kho khan, nhung chung em ai cung muon hoc len cao. O que em co rat nhieu ban hoc rat gioi, nhung cung danh phai o nha khong di hoc duoc vi khong co tien dong hoc phi. The ma bay gio Bo truong lai quyet dinh tang hoc phi nhu vay thi nhung nguoi nong thon chung em day lieu co the hoc duoc hay khong?

Kinh mong Bo truong xem xet lai, co giai phap nao cho nhung nguoi nong thon chung em khong.

Nguyen Thi Hien, Email: hien5791@yahoo.com

Toi la nguoi nong dan sang nam 2006 co con thi vao dai hoc. Neu muc hoc phi 900.000 dong/thang thi toi khong co kha nang cho con theo hoc duoc.

Ong Bo truong thu nghi xem: Nhin chung nhung nguoi nong dan nhu chung toi moi nguoi duoc canh tac tren 1,5 sao Bac bo thi hoi thu nhap binh quan 1 thang duoc bao nhieu? Xin thua neu khong bi thien tai va thuan loi thi tong thu nhap cua toi trong 1 nam voi tu cach la nguoi lao dong chinh (nhieu nguoi nhu vay) tren 1,5 sao la 3,2 trieu VND bao gom ca chi phi.

Bùi Tuấn Khanh, Email: khanhBT@yahoo.com

Trong tình hình hiện nay, mức học phí do Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa ra là không thực tế so với thu nhập của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân. Giá cả leo thang, thu nhập chỉ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Với mức học phí quá cao như vậy, đã làm cho bản thân tôi sắp có con theo học Đại học quá lo lắng.

Với mức thu nhập hiện tại của gia đình chỉ nghĩ đến lúc con tôi phải vào học Đại học là tôi lại toát mồ hôi hột. Tăng học phí không có nghĩa là tăng chất lượng đào tạo. Chúng ta cần xã hội hoá đào tạo. Xây dựng các trường Dân lập có chất lượng cao, có cơ sở vật chất tốt với học phí lấy thu bù chi. Còn với các trường công lập nên tăng học phí dần dần có sự hỗ trợ từ Nhà nước theo mức phát triển của xã hội mà đại bộ phận nhân dân có thể chấp nhận được.

Ngô Thị Hạnh, Email: dbst@hcm.vnn.vn

Tôi đọc thông tin trên một số báo thấy rằng Bộ GD ĐT đề nghị tăng học phí các cấp học, với học phí ở bậc ĐH lên tới 900.000đ/tháng. Điều này khiến tôi hết sức lo lắng.

Tôi là một công chức đã tốt nghiệp ĐH cách dây gần 20 năm và cũng ngần ấy năm đi làm. Cho đến nay mức lương của tôi chưa đến 1.500.000 đ/tháng, ngành tôi công tác hầu như không có thu nhập thêm. Chồng tôi cũng là 1 côn chức. Hiện tôi có 2 con và 1 cháu đang học lớp 12. Nếu cháu thi đậu vào ĐH, với mức thu nhập gần 3.000.000 đ/tháng cho 1 gia đình 4 người, liệu tôi sẽ xoay xoả thế nào khi mỗi tháng nộp học phí cho 2 đứa con trên 1.000.000 đồng.

Chúng tôi không thể chịu đựng được mức học phí như vậy. Tôi cho đó là một mức vô lý, rất vô lý. Với mức đóng góp này con cán bộ công chức (ở những ngành không có điều kiện thu nhập thêm) và nông dân không thể theo học ở bậc ĐH và trên nữa mặc dù các cháu có khả năng theo học.

Tôi không biết Bộ GDĐT dựa trên cơ sở nào để đưa ra một đề xuất vô lý như thế. Tôi cũng biết rằng có nhà giáo đã tính toán nếu Bộ chi tiêu hợp lý, có hiệu quả thì chất lượng học được nâng lên còn học phí thì có thể hạ xuống. Bộ GD đã suy nghĩ gì về ý kiến này?

Trần Đình Hùng, Email: hunghd149@yahoo.com

Ý kiến cá nhân của tôi thì việc tăng học phí là không nên và cản trở tới việc học của HS-SV. Tôi đã từng là một sinh viên (ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2000 - 2004, K45). Tôi thấy lúc đó học phí có hơn một trăm nghìn đồng mà nhiều SV còn không có tiền để đóng do gia đình khó khăn.

Nguyen Hong Hai và nhiều CBCNV khác, Email: machineryhp.@email.viettel.vn

Tôi thấy đó là việc không thể chấp nhận được trong thời gian hiện nay. Bởi lẽ với đồng lương hàng tháng của CBCNV chỉ tạm đủ trong chi tiêu hàng ngày với mức khiêm tốn. Nều nuôi 1 SV đi học thì ngoài khoản hoc phí còn rất nhiều khoản khác như ăn uống hàng ngày, tiền thuê nhà tro,sách vở... đã hết già nửa thu nhập trong gia đình.

Hiện nay còn rất rất nhiều gia đình gặp khó khăn, nhất là ở vùng nông thôn và miền núi, những gia đình công nhân thuần túy thu nhập cả 2 vợ chồng chỉ khoảng trên dưới 2.000.000 đ/tháng. Vậy con cái họ sẽ không bao giờ có cơ hội bước vào Đại học mặc dù có đỗ vào Đại học.

Nguyễn Văn Hiển, Email: hienvtn3@yahoo.com

Tại sao ngân sách cấp cho ngành giáo dục không nhỏ mà học phí lại cao như thế? Mức học phí này để cho con em những thành phần nào có thể học được? Hãy cân đối với mức lương bình quân của xã hội xem con em của chúng ta và chúng ta ăn bằng gì và học bằng gì ?

Vu Mai Linh - Oslo, Vuong quoc Na Uy, Email: maylinhvu@yahoo.com

Gia dinh chua co 2 anh em chau dinh cu va co cong viec on dinh o nuoc ngoai voi thu nhap gan 3.000 USD/thang chua tru thue. Chau co anh trai dang hoc Dai hoc o Ha Noi. Gia dinh chau o Viet Nam, bo chau co luong huu hon 400.000 dong, me chau buon ban voi thu nhap hon 1 trieu dong/thang. Trong khi do hang thang gia dinh chau phai cung cap tien an hoc cho anh cháu hon 1 trieu dong.

Khi anh chau ra truong, neu xin duoc viec lam thi cung chi duoc 1 trieu dong/thang. Dat nuoc minh con ngheo, rat can nhung tri thuc gioi ma sinh vien phan lon la con nha ngheo hoac vung sau lam sao co the co tien an hoc 4 nam troi va sau khi hoc xong lieu co the tim duoc viec co thu nhap on dinh khong? Chau mong ong Bo truong xem xet lai truoc khi ra quyet dinh.

Dao Phuong, Email: congnuonganhquoc2004@yahoo.com

Theo tôi, khi muốn tăng học phí thì không nên tăng quá cao vì sẽ tạo nhiều áp lực về tài chính đối với gia đình HSSV. Khong phai gia dinh Viet Nam cho con cai di hoc nao cung co du kha nang chi tra du so tien hoc phi la 900.000 d/thang doi voi bac DH.

Tôi thống nhất theo mức lệ phí đối với bậc PTTH 105.000đ/tháng. Nhưng bên cạnh việc tăng học phí phải đi kèm với chất lượng dạy và học, Nhà trường tổ chức phụ đạo chung cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng, do hiện nay học sinh đến nhà giáo viên học thêm hầu như bắt buộc, hơn nữa chỉ dạy trước chương trình chuẩn bị lên lớp nên tạo cho học sinh tính chủ quan và học vẹt.

Bên cạnh việc tăng học phí phải nới rộng chế độ miễn, giảm nhất là vùng nông thôn có mức thu nhập thấp.

Anh Kiet, Email: phamtamhieu@yahoo.com

Căn cứ vào đâu để Bộ đề nghị mức tăng học phí cao nhất là 900.000 đồng/tháng đối với bậc đại học? Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học ra đi làm được hưởng 1,86 lương cơ bản. Tức là với mức lương mới cũng chỉ là trên dưới 600.000 đồng. Vậy là sau khi học xong, tiền công lao động không bằng học phí. Xin ngài Bộ trưởng cho biết có nơi đâu trên trái đất này có chuyện tréo ngoe vậy không?

Le Thang, Email: kizuily@gmail.com

Em là sinh viên trường KTQD, em biết trong lớp em và cả những lớp khác có rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nếu tăng học phí bây giờ sẽ có thêm rất nhiều sức ép, ngay cả giá cả sinh hoạt bây giờ cũng đã tăng lên đáng kể. Em nghĩ việc tăng học phí nên đặt ra vào thời gian khác.

Nguyen Vu Thanh, Email: datphuongnam276@yahoo.com

Theo toi day la mot y kien khong hop ly va khong phu hop trong tinh hinh hien nay, vi moi quyet sach phai xuat phat tu loi ich cua nhan dan. Thiet nghi Quoc hoi, Chinh phu se xem xet thau dao va dua ra nhung quyet sach hop y Dang, long dan .

MỚI - NÓNG