Hai giờ, 11 năm và 50 tỷ đồng

Hai giờ, 11 năm và 50 tỷ đồng
TP - Năm mươi tỷ đồng là con số dự tính VFF sẽ mất mỗi năm, khi công ty cổ phần điều hành thể thao (tạm gọi là VPF theo đề xuất của chủ tịch HN.ACB Nguyễn Đức Kiên) được thành lập.

> Bước ngoặt mới của bóng đá Việt
> Đi rồi mới thành đường

Con số này bao gồm 30 tỷ đồng của nhà tài trợ Eximbank, 6 tỷ đồng tiền bán bản quyền truyền hình V.League cho AVG, chi phí đăng ký thi đấu, hay tiền niên liễm 500 triệu đồng/1 CLB (V.League) và 200 triệu đồng (với đội hạng Nhất), tiền bán bảng quảng cáo của VFF trên các sân…

Đây cũng là lý do để nhiều người tin rằng, VFF luôn trong thế trì hoãn tiến trình thành lập một công ty kiểu trên. Thực tế là đề xuất của “bầu” Kiên không mới, như chính thừa nhận của chủ tịch CLB HN.ACB. Ông Kiên chỉ đơn giản là tiếp nhận những giá trị sẵn có, được chứng minh bằng thành công trong thực tiễn ở các giải đấu khác.

Trước “bầu” Kiên, Phó Chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn từng “trình làng” một đề án với nội dung gần tương tự, nhưng không được thông qua. Đã có những ví von giữa 2 tiếng đồng hồ viết đề án thành lập công ty VPF của ông Kiên, với bản đề án có sự đóng góp của rất nhiều chuyên gia, hay 11 năm làm bóng đá chuyên nghiệp của VN.

Tuy nhiên, VFF có thực là phải lo ngại khi “miếng bánh” V.League rời khỏi tay hay không? Thì đây, gợi ý để VFF kiếm tiền: Chia sẻ bản quyền truyền hình quảng cáo, tiền bán vé, phần trăm phí chuyển nhượng cầu thủ (cả nội và ngoại)….Chừng 20 tỷ đồng/mùa giải chứ chẳng chơi.

Con số đủ để VFF yên tâm tập trung cho nhiệm vụ còn lại, là ĐTQG và đào tạo trẻ như tuyên bố của Phó Chủ tịch Lê Hùng Dũng, chưa kể các khoản thu khác (có thể có) khi VPF được thành lập.

Sự khác biệt ở đây chỉ có thế là, tiền vào túi riêng của ai đó bị bớt hoặc mất đi mà thôi.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG