Sẽ còn nhiều vụ vỡ nợ tín dụng "đen"

Theo TS Nguyễn Minh Phong, các vụ vỡ nợ tín dụng đen vẫn tiếp tục (trong ảnh khám xét nhà của chủ nợ Phạm Thị Chinh ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Lê Dương
Theo TS Nguyễn Minh Phong, các vụ vỡ nợ tín dụng đen vẫn tiếp tục (trong ảnh khám xét nhà của chủ nợ Phạm Thị Chinh ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Lê Dương
TP - Liên quan những vụ vỡ nợ liên tiếp gần đây, TS Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội) cho rằng: Trong thời gian sắp tới nó sẽ còn rộ lên nữa.

> Hà Nội: Nhiều hộ dân bỗng dưng mất nhà
> Thu hồi tiền sau vỡ nợ rất khó

Có mấy nguyên nhân lớn sau: Thứ nhất là do cầu tín dụng tăng mạnh, việc này gắn liền với rất nhiều lý do trong đó có việc duy trì tài chính thắt chặt tín dụng khiến một số nhu cầu có thật, chính đáng của người dân, của doanh nghiệp bị thắt lại, người ta phải đi tìm tín dụng từ bên ngoài.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, các vụ vỡ nợ tín dụng đen vẫn tiếp tục (trong ảnh khám xét nhà của chủ nợ Phạm Thị Chinh ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Lê Dương
Theo TS Nguyễn Minh Phong, các vụ vỡ nợ tín dụng đen vẫn tiếp tục (trong ảnh khám xét nhà của chủ nợ Phạm Thị Chinh ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Lê Dương.
 

Ông nhìn nhận thế nào về hiện tượng vỡ nợ tín dụng "đen" vừa qua ở Hà Nội cũng như một số nơi khác?

Tín dụng “đen” có hình thức khá đa dạng và tồn tại từ lâu ở Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đặc trưng cơ bản của tín dụng “đen” là giao dịch ngầm, nội bộ, không ồn ào, có lãi suất huy động và cho vay cao, trong khi thủ tục thực hiện thì vô cùng đơn giản so với các hoạt động tín dụng ngân hàng chính thức.

Trong thời gian sắp tới nó sẽ còn rộ lên nữa, có mấy nguyên nhân lớn sau: Thứ nhất là do cầu tín dụng tăng mạnh, việc này gắn liền với rất nhiều lý do trong đó có việc duy trì tài chính thắt chặt tín dụng khiến một số nhu cầu có thật, chính đáng của người dân, của doanh nghiệp bị thắt lại, người ta phải đi tìm tín dụng từ bên ngoài.

Cũng có cả nguyên nhân khi Ngân hàng nhà nước thực hiện việc thả nổi lãi suất cho vay, rồi sau đó là lạm phát làm cho lãi suất nâng lên. Nó sẽ bùng nổ khi lãi suất huy động lẫn cho vay đang ở mức rất cao. Thêm một nguyên nhân nữa là ở khâu quản lý, chưa đánh giá được hết những nguy cơ xảy ra rủi ro, nên khi nó xảy ra rồi mình lại đi chữa cháy chứ ngay bây giờ cũng chưa có các khung pháp lý để ngăn chặn những bước tiếp theo.

TS Nguyễn Minh Phong
TS Nguyễn Minh Phong .

Các vụ vỡ nợ lớn đa số liên quan bất động sản (BĐS), ông nghĩ sao về chuyện này?

Trong bối cảnh thị trường BĐS thời kỳ đầu lợi nhuận rất cao ai cũng thích đầu tư vào đó. Nhưng khi thị trường sụt thì cũng kéo theo những đổ vỡ. Bên cạnh đó, do quản lý chưa minh bạch đã tạo ra những cú làm ăn siêu lợi nhuận do nắm được thông tin bên trong từ các mối quan hệ đặc quyền…

Sự kém minh bạch tạo ra những sự hấp dẫn và bí ẩn ở thị trường khiến cho dòng tín dụng đổ vào đó ngày càng nhiều nữa, người ta sẵn sàng vay tín dụng "đen" để đổ vào đây.

Cụ thể sự kém minh bạch trong quản lý thị trường BSS ở đâu, thưa ông?

Đầu tiên là thông tin về quy hoạch không rõ ràng, trong khi chính sách giá cả, kể cả bán và mua cũng không dựa trên cơ sở nào. Chẳng hạn, nếu minh bạch thông tin dự án ấy tổng chi phí đầu vào chỉ mất 10 triệu đồng/m2 mà người ta bán đến 60 triệu đồng thì chẳng ai dại gì mua vào.

Tất nhiên chi phí trung gian và chi phí “đi đêm” cũng rất lớn nhưng không ai dám công khai.

Cuối cùng là gắn với chuyện không công khai bán, quy định là phải giao dịch qua sàn nhưng trước đó BĐS lại không được bán qua sàn mà qua rất nhiều cấp trung gian giá đội lên rất nhiều.

Vừa rồi thảo luận tại Quốc hội, một số đại biểu cũng đề cập chuyện ngay cả ngân hàng cũng gom tiền để “ôm” đất, điều này có thể gây ra những hệ lụy nào?

Thứ nhất là về luật thì ngân hàng đó sai. Một ngân hàng thương mại không được huy động vốn xã hội để đi đầu tư, càng không được phép đầu tư vào lĩnh vực như BĐS. Ngân hàng có cơ chế huy động vốn rất tốt, huy động vốn xã hội thấp, nhảy vào đầu cơ thì lãi cao, đầu cơ tạo sóng như vậy thì lại gây ra những cơn sốt cho BĐS tăng hơn nữa so với đầu cơ của tư nhân, nó sẽ tạo ra làn sóng rất nóng và cũng làm cho nó lạnh hơn nhiều.

Nhưng so với các lĩnh vực khác, đầu tư vào BĐS vẫn an toàn hơn?

Tôi cũng cho rằng trong ba lĩnh vực hay xảy ra đầu cơ thì đầu cơ BĐS vẫn là khôn ngoan nhất, xét theo dài hạn thì vẫn là an toàn nhất. Tuy nhiên, BĐS của nước mình vừa không đủ minh bạch vừa bị làm giá nên ai đó đầu cơ theo kiểu lướt sóng thì dễ bị quả đắng do hiện tượng bị sụp giá.

Nhưng vẫn người đó mà sống được qua giai đoạn khó khăn thì có thể vẫn có lời, theo nghĩa giá nó sẽ lên. Vì vậy, xét về mặt đường hướng thì nó là khôn ngoan nhưng xét về bối cảnh hiện nay thì đầu tư vào đó sẽ có rất nhiểu rủi ro.

Khám xét nhà chủ nợ Phạm Thị Chinh ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Lê Dương
Khám xét nhà chủ nợ Phạm Thị Chinh ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ảnh: Lê Dương.
 

Theo ông cần có biện pháp nào để tránh rủi ro, vỡ nợ như trong thời gian qua?

Để thị trường BĐS bớt rủi ro thì Nhà nước cần có quy hoạch rõ ràng cùng với thông tin rõ ràng liên quan quy hoạch. Thứ hai là đòi hỏi sự giải trình một cách minh bạch về cơ chế dành cho các dự án nhà ở, các dự án BĐS khi người dân nắm rõ được thông tin thì họ sẽ có quyết định hợp lý hơn.

Điều thứ ba nữa là các thông tin liên quan giá cả, giá cả do nhà nước quy định, giá cả trên thực tế để người dân cân nhắc... cũng cần được làm rõ.

Để tránh rủi ro, Nhà nước cần ban hành nhiều chính sách kèm theo trong việc bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện quy trình bán nhà. Ví dụ không cho phép những người thân quen mua theo giá buôn rồi đẩy giá bán ra ngoài nữa, mà doanh nghiệp phải bán ngay lập tức trên thị trường sơ cấp, qua sàn.

Đặc biệt phải hạn chế người buôn sơ cấp. Bởi một dự án bây giờ chỉ 2, 3 nhà tổng thầu mua hết, sau đó bán lẻ lại, như vậy tạo ra hai nguy cơ. Rủi ro và lợi nhuận dồn vào ông ấy, nhưng người dân phải chịu giá cao. Điều này là nguy cơ tạo ra sự đổ vỡ của thị trường BĐS. Chúng ta cũng cần có quy định về định mức lợi nhuận cho các doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là với dự án Nhà nước hay giao kể cả doanh nghiệp trúng thầu.

Với những “bẫy” tín dụng “đen” thì cần giải pháp gì?

Hiện nay, nợ khó đòi không chỉ phát sinh giữa doanh nghiệp với nhau mà còn có ở nhiều khu vực, cơ chế rất là lùng nhùng và thiếu tổ chức. Không phải vô cớ các công ty đòi nợ thuê mọc ra, rõ ràng là có nhu cầu. Nhà nước phát triển một cơ chế đòi nợ có tổ chức và có tính pháp lý cao và có hiệu quả, đảm bảo chuyện thu hồi nợ. Cái này có thể là cơ chế của tòa án cấp nhà nước hoặc là cơ chế của các tổ chức dân sự được cấp phép và được quản lý theo nguyên tắc pháp lý hẳn hoi.

“Bẫy” tín dụng “đen” cũng không khó nhận ra. Bên cạnh đó, cần có sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn thị trường tài chính-tín dụng có tổ chức, cả về chủng loại, quy mô, thủ tục và chất lượng sản phẩm tín dụng, để ngày càng bao quát và phủ sóng đáp ứng các nhu cầu tín dụng chính đáng của người dân và doanh nghiệp, không để cho tín dụng “đen” có nhiều lý do tồn tại và phát triển.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng cũng nên quan tâm đúng mức hơn đến xây dựng và đồng bộ hóa các cơ sở pháp lý cho việc quản lý, ngăn chặn và xử lý các hệ quả nguy hiểm của tín dụng “đen”, không để tín dụng “đen” phủ bóng đen và ngày càng trở thành nguy cơ tiềm tàng, trực tiếp và gián tiếp đe dọa mất ổn định, hủy hoại đạo đức và lòng tin xã hội.

Nguyễn Tú - Cao Nhật (thực hiện)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Từ đêm nay, miền Trung chuyển mưa rất lớn
Từ đêm nay, miền Trung chuyển mưa rất lớn
TPO - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm nay, khu vực Đà Nẵng đến Khánh Hoà có mưa rất lớn, kéo dài nhiều ngày. Tây Nguyên từ gần sáng mai cũng bắt đầu chuyển mưa rải rác. Miền Bắc tiếp tục ít mưa, ngày nắng, trời hanh khô.