Theo robot dò hố 'tử thần'

...đã được thả xuống lòng cống. Ảnh: Bee.net
...đã được thả xuống lòng cống. Ảnh: Bee.net
Sáng 16 - 11, robot dò hố “tử thần” tiếp tục thực hiện công việc của mình tại đường Hồng Bàng (khu vực quận 6, quận 8, TP. HCM).

> TPHCM: Hố 'tử thần' lại xuất hiện 

Sáng 16 - 11, robot dò hố “tử thần” tiếp tục thực hiện công việc của mình tại đường Hồng Bàng (khu vực quận 6, quận 8, TP. HCM).

Robot chuẩn bị
Robot chuẩn bị "hành trình". Ảnh: Bee.net.

Trong vòng một tiếng, robot nhỏ phát hiện hơn 10 lỗi dưới đoạn cống dài 31,5m - là khoảng cách giữa hai hố ga đầu tiên trên chặng đường đi sáng nay (đoạn cắt giữa đường Hồng Bàng và đường Nguyễn Thị Nhỏ, quận 6, TPHCM).

Theo anh Nguyễn Đức Sáng - người trực tiếp điều khiển robot, các lỗi này chủ yếu giống nhau như hở ron giữa các đốt cống, bề mặt cống bị ăn mòn… Những lỗi này chưa quá trầm trọng, nhưng nếu lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng tuyến cống bị xì bể, sụt lún.

...đã được thả xuống lòng cống. Ảnh: Bee.net
...đã được thả xuống lòng cống. Ảnh: Bee.net.

Khi robot được thả xuống lòng cống, qua hai màn hình camera trên xe chuyên dụng, người điều khiển sẽ quan sát rất rõ hiện trạng lòng cống nằm cách mặt đất độ 2 m. Cụ thể, trên màn hình hiện rõ các mối nối của các đốt cống đang bị hở, bề mặt cống bị xói mòn; những rễ cây xuyên qua ống cống nằm lơ lửng trong lòng cống…

Sau khi phát hiện khuyết tật trong lòng cống, ngay lập tức, người điều khiển robot sẽ lưu lại vị trí lỗi được phát hiện.

Robot đang thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Bee.net
Robot đang thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Bee.net.

Với thiết kế đặc biệt: camera trên robot được thiết kế gắn trên hai trục quay, có thể quay được 360 độ. Do vậy, robot có thể ghi hình được toàn bộ lòng cống, cả ở những vị trí khó nhất. Từ đó, tất cả các khuyết tật trong lòng cống đều được quay lại rõ ràng.

Theo anh Nguyễn Trọng Hiếu - Phó phòng Quản lý dịch vụ môi trường – Công ty Thoát nước đô thị TP. HCM, việc làm đầu tiên và quan trọng nhất trước khi tiến hành công tác khảo sát bằng robot là vệ sinh lòng cống sạch sẽ như nạo bùn, thu dọn rác rưởi, chặn dòng bơm cạn nước trong cống đảm bảo nước chỉ cao không quá 10 cm… Điều này sẽ khiến cho robot đi dễ dàng hơn và ít khả năng robot bị nước xâm nhập vào làm chập mạch điện, hư hỏng.

Hành trình của robot được theo dõi qua camera (bên phải); những lỗi được phát hiện sẽ được lưu lại bằng camera bên trái. Ảnh: Bee.net
Hành trình của robot được theo dõi qua camera (bên phải); những lỗi được phát hiện sẽ được lưu lại bằng camera bên trái. Ảnh: Bee.net.

Sau khi robot được thả xuống hố ga, nó tiến hành công việc khảo sát trong lòng cống. Vận tốc di chuyển của robot tùy vào mức độ khó, dễ của đường đi trong lòng cống hoặc gặp nhiều ít chướng ngại vật. Với điều liện thuận lợi, robot có thể kiểm tra khoảng 250m - 300m cống/ngày, ngược lại, việc dò tìm chỉ được khoảng 100m-150m cống/ngày.

Trong thời gian tới, Công ty thoát nước đô thị thành phố sẽ tiếp tục đề xuất triển khai thực hiện ở những tuyến đường khác. Những tuyến đường được ưu tiên chọn lựa làm đầu tiên là những tuyến thường xuyên bị ngập bởi mưa và triều cường; những tuyến đường bị nghi ngờ đường ống đã xuống cấp…

Không chỉ khảo sát những tuyến cống cũ, lâu năm, robot này còn có thể xác định được chất lượng thi công ở các công trình thi công tuyến cống mới.

Theo Phan Tú
Khoa học Đời sống
MỚI - NÓNG