Phụ gia thực phẩm Trung Quốc chiếm 30%

Thanh tra y tế xét nghiệm nhanh phát hiện phụ gia độc hại trong ớt bột. Ảnh: Lê Dương
Thanh tra y tế xét nghiệm nhanh phát hiện phụ gia độc hại trong ớt bột. Ảnh: Lê Dương
TP - Hơn 100.000 mẫu thực phẩm được xét nghiệm trong năm 2011, có 18.000 mẫu không đạt chất lượng. Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết.

> Báo động sức khỏe công nhân
> Thu hồi ba loại thực phẩm chức năng

Thanh tra y tế xét nghiệm nhanh phát hiện phụ gia độc hại trong ớt bột. Ảnh: Lê Dương
Thanh tra y tế xét nghiệm nhanh phát hiện phụ gia độc hại trong ớt bột. Ảnh: Lê Dương.

Ba năm qua, cơ quan chức năng phát hiện 1.251 tấn phụ gia nhập khẩu vào Việt Nam (VN) không đạt chất lượng và bị buộc tái xuất.

Hiện, phụ gia thực phẩm do VN sản xuất chỉ chiếm 5% thị trường, còn lại là nhập khẩu (từ Trung Quốc chiếm 30%, còn lại từ Anh, Pháp, Thụy Sĩ và một số nước thuộc châu Á). Từ năm 2009 đến nay, có 191.919 tấn phụ gia nhập khẩu theo đường chính ngạch vào Việt Nam.

Số phụ gia nhập lậu, không thấy cơ quan nào công bố. Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, thừa nhận cơ quan chức năng chưa quản lý được phụ gia nhập lậu. Kết quả là, trong nhiều đợt thanh kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm, đoàn thanh tra liên ngành liên tiếp phát hiện các thực phẩm chứa chất phụ gia ngoài danh mục cho phép như hàn the trong giò, chả, formol trong bánh phở, chất Rhodamine B trong tương ớt, ớt bột, hạt dưa.

Năm 2011 xét nghiệm hơn 100.000 mẫu thực phẩm, cơ quan chức năng phát hiện 18.000 mẫu không đạt chất lượng, phần lớn trong đó sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép.

Vi phạm nhiều phạt không được bao nhiêu khiến người vi phạm nhờn và ít tác dụng răn đe với các đối tượng chưa bị phát hiện.

Năm nay, kiểm tra 484.222 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 101.904 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm nhưng chỉ hơn 20.000 cơ sở bị xử lý và chỉ 207 cơ sở bị đình chỉ
lưu hành.

Tốn không biết bao nhiêu tiền để truyền thông nhưng kết quả điều tra mới đây cho thấy tình hình cải thiện không được bao nhiêu.

Ông Phong cho biết, 70,8% người kinh doanh phụ gia hiểu sai về thông tin trên nhãn mác của sản phẩm, hơn 50% hiểu sai về độ tinh khiết của phụ gia. Nhức nhối nhất là các làng nghề, nơi người sản xuất thực phẩm truyền thống hầu như không đọc được các ký hiệu ghi trên nhãn phụ gia, không có kiến thức cơ bản về sản xuất thực phẩm
an toàn.

GS.TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP, cho biết hầu hết các chủ kinh doanh mặt hàng giò chả đều hiểu hàn the là chất không được sử dụng trong thực phẩm nhưng vì lợi nhuận nên không ít người vẫn cho vào.

Thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy năm 2011 ghi nhận 142 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.533 người mắc, trong đó 25 trường hợp tử vong. Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể vẫn diễn biến phức tạp, tăng 7 vụ.

Bộ Y tế phát động thêm 1 tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm 2012, từ ngày 10-1-2012 đến ngày 10-2-2012 với chủ đề Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết dân tộc và các lễ hội.

Thu 56 kg ớt bột nghi chứa chất gây ung thư

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và Công an Hà Nội vừa kiểm tra một cửa hàng bán ớt bột tại chợ Nghĩa Tân (Hà Nội), thu 56 kg ớt bột vì nghi sử dụng chất tạo màu có khả năng gây ung thư. Theo ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế, xét nghiệm nhanh mẫu ớt từ lô 20 kg ớt bột ngay tại chợ, phát hiện có phẩm màu nghi là Rhodamine B.

Người bán hàng khai mua ớt bột ở một ngõ nhỏ trên đường Lạc Long Quân. Đoàn kiểm tra đến kho hàng này thu giữ thêm 36kg ớt bột cũng thấy có thành phần giống Rhodamine B.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Địa ốc 24H: Dự án có hàng trăm đất nền bán 'ưu ái' cho cán bộ; Hải Phòng có thêm KCN 3.550 tỷ đồng
Địa ốc 24H: Dự án có hàng trăm đất nền bán 'ưu ái' cho cán bộ; Hải Phòng có thêm KCN 3.550 tỷ đồng
TPO - Khu đô thị lấn biển bỏ hoang 'mọc' hàng loạt nhà trái phép; Chuyển cơ quan điều tra dự án hàng trăm đất nền bán 'ưu ái' cho cán bộ; Hải Phòng có thêm khu công nghiệp 3.550 tỷ đồng; Cảnh hoang tàn khu nhà ở Đại Nam trên ‘đất vàng’;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 6/1.