Chưa công bố dịch tay chân miệng

Dịch lan rộng nhưng chưa đủ tiêu chí để công bố. Ảnh: Lê Nguyễn
Dịch lan rộng nhưng chưa đủ tiêu chí để công bố. Ảnh: Lê Nguyễn
TP - Bệnh dịch tay chân miệng (TCM) đang diễn biến phức tạp. Nhưng chiều 25-10, tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị KimTiến vẫn khẳng định chưa công bố dịch vì chưa thấy cần thiết.

> Thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết
> Lại một ca tử vong vì bệnh tay chân miệng

Dịch lan rộng nhưng chưa đủ tiêu chí để công bố. Ảnh: Lê Nguyễn
Dịch lan rộng nhưng chưa đủ tiêu chí để công bố. Ảnh: Lê Nguyễn.
 

Theo thống kê của ngành y tế cả nước hiện có 77.895 trường hợp mắc TCM ở tất cả 63 tỉnh, thành trong đó, đã có 137 trường hợp tử vong thuộc 27 tỉnh, thành phố. Chưa phát hiện có ổ dịch lớn tại cộng đồng, trường học và nhà trẻ.

Bộ Y tế dự báo, dịch TCM tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng cả về số mắc và tử vong do bệnh lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, không có vaccine phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu…

Bộ trưởng Y tế thừa nhận dịch TCM đang lưu hành tại Việt Nam nhưng Bộ Y tế không công bố dịch: “Bộ Y tế chỉ công bố khi có 2 tỉnh công bố dịch, tức là tỉnh đó không có khả năng phòng, chống dịch bệnh. Các nước xung quanh đều đang có dịch cũng chưa công bố, dù tỉ lệ chết cao hơn Việt Nam, có nước 30%, còn ở Việt Nam mới 3%.

Dịch TCM chủ yếu ở miền Nam, là dịch vẫn lưu hành thường niên, ở trẻ dưới 5 tuổi. Dịch chắc chắn sẽ giảm vào tháng sau. Ngành y tế cho rằng chưa đến mức phải công bố vì sẽ đặt quốc gia trong tình trạng khẩn cấp và 100% người vào Việt Nam phải xét nghiệm. Về lý thuyết lẫn thực tế, công bố dịch đều không phù hợp. Không phải vì bệnh thành tích mà không công bố dịch. Chúng tôi đang cố gắng tối đa để ngăn chặn dịch”.

Hiện, phác đồ điều trị được tổ chức Y tế Thế giới công nhận và được triển khai tập huấn cho các tỉnh thành trên cả nước, lọc máu, điều trị thuốc đắt tiền được BHYT thanh toán; không thiếu thuốc, trang thiết bị.

Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết các chuyên gia dịch tễ đều dự báo diễn biến sẽ còn phức tạp, phụ thuộc vào các địa bàn có áp dụng đúng, đủ các biện pháp, quản lý được bệnh nhân, điều trị đúng.

Lãnh đạo ngành y tế thừa nhận dịch bệnh lây lan do công tác truyền thông phòng chống bệnh chưa tốt. Đội ngũ cộng tác viên truyền thông chưa nhiều, vì thiếu kinh phí. Tuy nhiên theo Bộ Y tế, kinh phí lại là vấn đề địa phương phụ trách chứ không phải ngành y tế.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.