> VAMC đã mua 17.300 tỷ đồng nợ xấu
>Phát hành trái phiếu đặc biệt không lãi suất cho SHB
Nhờ vậy, doanh nghiệp đã được hỗ trợ giảm bớt khó khăn tài chính do không phải trả lãi phạt và đảm bảo điều kiện tiếp tục có thể vay vốn ngân hàng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. |
Theo đó, đến nay tổng số nợ các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại khoảng 300.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ. Trong đó khoảng 60% các khoản nợ nếu không được cơ cấu lại đã trở thành nợ xấu.
Thống đốc NHNN cũng thừa nhận, các giải pháp xử lý nợ xấu hiện chưa bảo đảm nợ xấu của các tổ chức tín dụng được xử lý triệt để (cũng như chưa ngăn chặn được hoàn toàn nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại nếu các giải pháp khác về kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại doanh nghiệp, xử lý hàng tồn kho, phát triển thị trường bất động sản… không được triển khai đồng bộ, có hiệu quả).
Cũng theo lãnh đạo NHNN, tính đến ngày 31/10, Cty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam (VAMC) đã mua được tổng số nợ xấu của 14 ngân hàng với số dư nợ gốc 14.019 tỷ đồng, giá mua 11.119 tỷ đồng.
Dự kiến đến cuối năm 2013, VAMC sẽ mua được tối thiểu 30-35 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Việc VAMC mua được nợ xấu và tiếp nhận ngày càng nhiều đề nghị bán nợ tự nguyện từ nhiều ngân hàng (có nhiều NHTM có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%), chứng tỏ tâm lý e ngại của các tổ chức tín dụng trong việc bán nợ xấu đã được xóa bỏ.
Về phía các ngân hàng, tính đến cuối tháng 9/2013, tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng chiếm 4,62% tổng dư nợ; tốc độ tăng nợ xấu bình quân trong 9 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với năm trước.
Trong đó, nếu không thực hiện cơ cấu nợ và không xử lý bằng dự phòng rủi ro trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu toàn hệ thống đến cuối tháng 9/2013 lên tới 12,7%. Với 5 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu đồng bộ đang thực hiện, NHNN phấn đấu đến năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay.