NHNN lên tiếng về can thiệp thị trường vàng

NHNN lên tiếng về can thiệp thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có ý kiến liên quan tới việc cơ quan này can thiệp vào thị trường vàng.
Người dân mua bán vàng tại một tiệm vàng ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Đạm (Tuổi Trẻ)
Người dân mua bán vàng tại một tiệm vàng ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Đạm (Tuổi Trẻ).

Trong văn bản phát đi chiều 5/8, NHNN cho biết, việc triển khai nhiều giải pháp can thiệp bình ổn thị trường nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường là nhằm thực hiện nghị quyết của Quốc hội về bình ổn thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế và thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc xóa bỏ “vàng hóa” trong nền kinh tế và trên cơ sở đánh giá tình trạng mất cân đối về cung cầu vàng trong nước.

NHNN cũng cho hay, đã sử dụng một phần ngoại tệ thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước để nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất vàng miếng tăng cung cho thị trường thông qua đấu thầu.

“NHNN tham gia thị trường với tư cách người mua, bán cuối cùng. NHNN bán theo giá thị trường, không bao cấp, không bù lỗ và tuân thủ đúng quy định, bảo đảm lợi ích của Nhà nước”, thông báo nhấn mạnh.

Cũng theo NHNN khối lượng ngoại tệ NHNN sử dụng để nhập khẩu vàng là nhỏ hơn nhiều lần lượng ngoại tệ nền kinh tế phải bỏ ra để nhập khẩu vàng trong những năm trước đây. Lượng ngoại tệ này cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với lượng ngoại tệ NHNN đã mua vào tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước trong thời gian qua.

Theo NHNN, việc cơ quan này độc quyền nhập khẩu vàng theo quy định tại Nghị định 24 không tác động bất lợi đến cung cầu ngoại tệ và ổn định kinh tế vĩ mô như thời gian trước đây. Đây cũng chính là mục tiêu chủ chốt của Chính phủ, NHNN khi xây dựng và ban hành Nghị định 24.

Theo A.H
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
TPO - Hệ thống các khu bảo tồn biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các dịch vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng là yếu tố quan trọng gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.