Ca cao - Nỗi khổ người trồng

Cây ca cao khô héo vì thiếu chăm sóc
Cây ca cao khô héo vì thiếu chăm sóc
TP - Được xác định là cây “mũi nhọn” thoát nghèo tại Đắk Lắk nhưng hơn 6 năm triển khai dự án, cây ca cao vẫn trong vòng luẩn quẩn “trồng chặt”.

> Cà phê thiệt hại ngàn tỷ vì hái non
> Ồ ạt phá bỏ vườn dừa: Điệp khúc trồng, chặt

Năm 2007, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định 2678 nhằm phát triển diện tích cây ca cao, mục tiêu đến năm 2015 đạt 60.000 ha. Theo đó, hàng chục ngàn hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) mong chờ cơ hội thoát nghèo từ cây trồng này.

Tuy nhiên, tại các tỉnh Tây Nguyên tình hình không khả quan như dự tính ban đầu. Riêng tại Đắk Lắk theo quy hoạch đến năm 2010, diện tích ca cao phải đạt 6.000ha nhưng đến nay chỉ đạt xấp xỉ 1/3 mặc dù được dự án Success Alliance (của Hoa Kỳ) tài trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc giai đoạn đầu.

Tại huyện Ea Kar, mô hình trồng cây ca cao được xem là khá thành công cũng đang đối mặt nhiều thách thức, từ 1.200ha nay chỉ còn 450ha. Toàn tỉnh Đắk Lắk đã có hàng trăm ha ca cao bị phá bỏ và phần lớn các hộ này là hộ nghèo, hộ DTTS.

Tiến sĩ Vũ Hồng Phong, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) cho biết: “Tôi đã đi nhiều nơi, thấy thành công cũng có mà thất bại cũng nhiều. Thường những hộ thất bại là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi họ không có vốn để đầu tư nên vườn cây thường bị chết, không phát triển trong 2 năm đầu nên đâm ra chán nản mà phá bỏ”.

Anh Nguyễn Đình Thiên, thôn Quảng Cư xã Cư Ni cho rằng: “Trồng ca cao tốn không nhiều chi phí nhưng về kỹ thuật chăm sóc, tạo tán, lên men phơi khô… rất phức tạp.

Theo thống kê của ISEE, trên cùng một diện tích thì việc trồng cây cà phê đem lại lợi nhuận gấp đôi so với ca cao. Và đối với một số cây ngắn ngày như mì, ngô… giá như hiện nay thì thu nhập đều cao hơn cây ca cao nhiều lần trong khi không cầu kỳ về kỹ thuật.

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch UBND xã Ea Sar nói: Đến nay, diện tích cây ca cao tại địa bàn chỉ còn 139ha, khi giá cao thì người dân đổ xô đi trồng, khi giá xuống thì phá bỏ. Dựa vào thực tế, chúng tôi không kỳ vọng nhiều vào ca cao vì giá bấp bênh, hơn nữa việc thoát nghèo từ ca cao thì tôi chưa thấy. Hiện, địa phương tạm dừng, không có kế hoạch trồng thêm.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chậm trễ thi công trạm dừng nghỉ cao tốc, Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng'
Chậm trễ thi công trạm dừng nghỉ cao tốc, Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng'
TPO - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu giám đốc các ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng về tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ và chất lượng các dự án. Bộ GTVT sẽ xem xét và xử lý trách nhiệm các chủ thể tham gia dự án nếu không hoàn thành nhiệm vụ.