Phí ATM và những điều phi lý

Phí ATM và những điều phi lý
Tại Việt Nam, câu chuyện nền kinh tế không tiền mặt vẫn chỉ là manh nha. Chưa có những động thái cụ thể cũng như những mốc hiện thực hóa mục tiêu.

Phí ATM và những điều phi lý

> 12 ngân hàng bắt đầu thu phí ATM nội mạng

> Máy ATM lại nghẽn dịp Tết? 

Tại Việt Nam, câu chuyện nền kinh tế không tiền mặt vẫn chỉ là manh nha. Chưa có những động thái cụ thể cũng như những mốc hiện thực hóa mục tiêu.

Phí ATM và những điều phi lý ảnh 1
 

Một trong những động thái gần đây nhất từ phía cơ quan quản lý và cũng được cho là nhằm hướng đến xây dựng một nền kinh tế không tiền mặt là Ngân hàng Nhà nước đồng ý cho phép các ngân hàng triển khai thu phí ghi nợ nội địa (theo Thông tư 35). Khỏi phải nói, quyết định này gây phản ứng ra sao trong dư luận.

Thu phí ATM: Lợi bất cập hại

Với các ngân hàng thương mại, việc cho phép thu phí ATM khiến họ không còn là anh “phát ngân” miễn phí nữa mà có thể đường đường chính chính thu tiền, bên cạnh khoản lợi từ món tiền huy động giá siêu rẻ, với lãi suất chỉ khoảng 2%/năm mà các ngân hàng có được qua hệ thống ATM.

Còn nhớ tháng 6/2012, trong lúc hệ thống ngân hàng vẫn đang “chệch choạc” vì một số ngân hàng nhỏ thanh khoản kém, bởi dư âm khủng hoảng tồn đọng hàng hóa của cả năm trước thì Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến thời điểm đó toàn hệ thống ngân hàng đang có 37,3 triệu tài khoản tiền gửi cá nhân với tổng số dư là 68,52 tỷ đồng và 13.920 thiết bị ATM trên cả nước đã thực hiện gần 130 triệu giao dịch thanh toán với tổng giá trị giao dịch đạt gần 200.000 tỷ đồng.

Con số này không hề nhỏ khi nó gần tương đương với 1/3 con số nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng (theo số liệu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước là khoảng 220.000 tỷ đồng). Do đó, phải khẳng định rằng, tuy số lượng người sử dụng ATM và số tiền thu được hiện tại không lớn so với chi phí để vận hành hệ thống ATM mà các ngân hàng phải bỏ ra, càng không lớn so với con số 90 triệu dân Việt Nam trong đó có trên một nửa đang thuộc cơ cấu dân số vàng, nhưng lại đã cho thấy, nếu việc vận hành ATM của hệ thống ngân hàng có một định hướng tốt, đây sẽ là cửa mở cho hệ thống phát triển dịch vụ bán lẻ, gia tăng vốn huy động và thậm chí hướng tới sinh lợi một cách đáng kể.

Trong khi đó, các ngân hàng lại chỉ đang nhìn thấy nguồn lợi trước mắt và Ngân hàng Nhà nước dường như cũng không quá lo xa. Nhiều người đã tính đến chuyện sẽ không gửi tiền vào hệ thống ATM nữa. Nếu được lãnh lương qua hệ thống, họ cũng sẽ có “chính sách” rút bằng hết trong một lần và để tiền mặt ở nhà để tránh phí mà các ngân hàng thương mại áp đặt. Như vậy, nguy cơ các ngân hàng sẽ mất dòng vốn giá rẻ, ổn định này là điều có thể xảy ra. Và đây là điều “lợi bất cập hại” đối với họ.

Lượng tiền mặt được đưa vào nền kinh tế trong những thời điểm mà Ngân hàng Nhà nước không kiểm soát được thông qua kiểm soát kết quả giao dịch ATM cũng sẽ là một nguy cơ đối với khả năng kiểm soát lạm phát của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ. Nguy cơ thứ 2, may thay vẫn còn thấp do lượng tiền này trước nay không quá nhiều. Điều thứ 3 chính là khó khăn của những người chuyên sử dụng ATM để lĩnh lương, những cán bộ công nhân lao động đồng lương thấp nay phải chịu thêm phí cho những giao dịch cơ bản. Điều này có lẽ không cần mổ xẻ thêm.

Được gì, Nếu…?

Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã rất nỗ lực để hệ thống thanh toán bằng thiết bị chấp nhận thẻ (poS), thẻ tín dụng và ATM. Tuy nhiên, các nỗ lực này, so với tiềm lực là quá nhỏ bé. Thử nhìn qua Singapore, một đất nước ít dân hơn nhiều so với Việt Nam, nhưng họ đã phát triển một hệ thống và cả một tư duy thanh toán trong nền kinh tế… trên cả tuyệt vời. Số liệu từ euromonitor 2011 cho biết, tính đến thời điểm đó, Việt Nam có 44.000 thiết bị poS. Con số này tại Singapore là 100.000. Số lượng poS/1.000 người ở Việt Nam là 0,5 và ở Singapore là 19,3. Số lượng thẻ thanh toán (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ) ở Việt Nam là 36,3 triệu và ở Singapore là 18,5 triệu, trong khi số thực hiện giao dịch ở ta lại chỉ có 175 triệu còn Singapore gấp gần 3 lần, tức tỷ lệ giao dịch trên thẻ ở ta là 4,8 và ngược lại Singapore là 23,7.

Bình quân giá trị thanh toán của một giao dịch (tính bằng uSD) tại Việt Nam chỉ 36 uSD, còn Singapore là 93USD. Loại trừ yếu tố sau cùng là do thu nhập bình quân đầu người dân Việt Nam còn thấp so với Singapore thì tất cả các số liệu kể trên đều cho thấy, ở đảo quốc Sư tử người dân đều có tư duy và mong muốn trải nghiệm lợi ích thanh toán qua thẻ nhiều hơn so với người dân Việt. Trong khi đó ở Việt Nam, số lượng thẻ mà ta có lại quá nhiều, gấp đôi của nước họ.

Tại sao?

Xin thưa, tại vì người dân không có được những lợi ích và sự tiện lợi, phát triển có quy hoạch rõ ràng trong vấn đề hoạt động thanh toán bằng thẻ. Đơn cử chính là việc thu phí ATM. ở một số nước phát triển như Mỹ, châu Âu và cả Singapore, không bao giờ có khái niệm thu phí ATM. Tất cả đều được khuyến khích thanh toán bằng thẻ, thông qua chính sách miễn phí và chẳng mấy ai bỏ quá 50 uSD vào ví của mình. Thậm chí, giao dịch càng nhiều, thanh toán càng lớn càng được hưởng nhiều lợi ích như lãi suất cộng thêm, các dịch vụ bán lẻ tặng kèm… Ngoài ra, việc phát triển đối tác để vận hành poS cũng được các ngân hàng vô cùng chú trọng, thay vì họ chỉ phát triển tập trung nghiệp vụ chính là huy động - cho vay như ở ta. Có thể thấy những điều này ngay trong một số ngân hàng ngoại tại Việt Nam, dù tuy mới vào Việt Nam chưa lâu và hệ thống thẻ chưa thực sự phát triển, nhưng họ đã khuyến khích thanh toán thẻ bằng mọi phương thức với những khách hàng mục tiêu khu biệt và rõ rệt.

Một giám đốc trung tâm thẻ của một ngân hàng cho biết, trung bình chi phí cho một máy ATM bao gồm hạ tầng, bảo dưỡng, vận hành ngốn của ngân hàng khoảng chừng 100 triệu đồng/năm. Như vậy, so với dòng vốn các ngân hàng thu được và nếu miễn phí, các ngân hàng sẽ lỗ “chỏng gọng”. Nhưng một nguyên tắc kinh doanh cơ bản là lấy ngắn nuôi dài thì có lẽ vẫn nên được các ngân hàng cân nhắc. Giả dụ, một nửa số dân Việt Nam, tức 45 triệu người, đi làm và có 10 triệu đồng (tức gần 500uSD) trong thẻ ATM , vậy thì 450 ngàn tỷ đồng (trên 20 tỷ USD) từ số thẻ đó ai sẽ được sử dụng mà không phải trả lãi suất tối thiểu như thanh toán qua đêm hay lãi suất liên ngân hàng? Đáp án duy nhất: Ngân hàng.

Tất nhiên, để có được điều này, các ngân hàng sẽ phải nỗ lực. Cũng như, để có được một nền kinh tế không tiền mặt, chưa nói đến nền kinh tế tri thức thì mọi vận động, nỗ lực nói chung cũng không chỉ phụ thuộc vào mỗi chuyện thẻ thanh toán và phí ATM

Theo Doanh Nhân

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG