> Kéo dài thời gian tuyển sinh đại học không gây xáo trộn
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Ngọc Thắng (Thanh Niên). |
Vấn đề lớn đầu tiên mà ông đề cập đến là việc rà soát lại chỉ tiêu phát triển hệ thống giáo dục ĐH đến năm 2020 , tăng cường công tác dự báo về các chỉ tiêu phát triển có tính khả thi và xây dựng chiến lược theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (TTCP).
Ông băn khoăn: Ngành GD đã thực hiện đến đâu mà không có báo cáo? Ông nói: Qua một số năm tuyển sinh có tới 60% các trường ĐH, CĐ cả nước có tuyển sinh các ngành kinh tế, 42% thí sinh thi vào các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và các ngành kế toán.
Điều này có phù hợp yêu cầu không? Nếu điều chỉnh mà lại thực hiện giao chỉ tiêu tuyển sinh tự xác định cho các trường thì làm thế nào kết hợp. Nếu không, xu hướng học kinh tế, tài chính đó còn tiếp tục nữa mà vẫn không điều chỉnh được. Ông nhận xét: Giải pháp của Bộ chưa rõ!
Tăng học phí rồi, chất lượng có tăng không? Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đặt câu hỏi với vấn đề đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng GD ĐH theo hướng tự đánh giá các trường ĐH, CĐ. Ông nói: Từ năm 2011 đã đề cập việc thành lập 3 cơ quan kiểm định chất lượng, ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng đang có hiện nay, chưa thấy báo cáo kết quả thực hiện.
Quan tâm giáo trình giảng dạy, một trong các yếu tố để nâng cao chất lượng, ông nói: Phấn đấu đến năm 2012 tất cả các trường phải có giáo trình vì đây là bức xúc lớn. Sau hơn 35 năm giải phóng, nhiều trường còn có giáo trình viết tay. Vậy năm nay 100% trường có giáo trình có làm được không? Đến 2014 có chấm dứt được tình trạng đại học dạy đại đại học không?