TP - Tôi đang tại ngũ, đến tháng 12-2012, mới được ra quân, nhưng tôi có nguyện vọng thi vào ĐH, CĐ trong năm 2012 vì sang năm 23 tuổi, sợ quá tuổi thi ĐH. Tôi có được làm hồ sơ dự thi năm nay không? Lấy dấu và nộp hồ sơ ở đâu? Nếu đậu ĐH, tôi có được xuất ngũ sớm để đi học không và tôi được hưởng ưu tiên gì? (Hà Văn Tới - Hòm thư 5N-3122 và nhiều thí sinh).
TP - Tôi nghe nói năm nay các trường ĐH không được tuyển hệ trung cấp. Vậy, nếu trượt ĐH, tôi sẽ học trung cấp ở đâu, thi tuyển thế nào và có được học liên thông từ trung cấp lên đại học không?
TP -Sau khi Bộ GD&ĐT cho phép kéo dài thời gian xét tuyển cho các trường đến 31-12, và thí sinh được photocopy giấy báo điểm không hạn chế để mang đi xét tuyển, nhiều trường cho rằng phương án mới này dễ dẫn tới hiện tượng thí sinh ảo.
TP - Đến dự và chỉ đạo Hội nghị Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã lắng nghe rất kỹ báo cáo của ngành GD&ĐT, và đặt khá nhiều câu hỏi cho ngành GD&ĐT.
TP - Hàng loạt ý kiến của học sinh, phụ huynh đã được giải đáp cặn kẽ trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2012 vừa diễn ra tại TPHCM. Vấn đề nổi lên vẫn là quy chế tuyển sinh và việc làm của sinh viên sau khi ra trường.
TP - Các trường ĐH thuộc khối công an (CA), quân đội (QĐ) có quy định riêng. Một điểm chung của các trường khối CA, QĐ là: khi đăng ký dự thi (ĐKDT) thí sinh bắt buộc phải qua sơ tuyển, phải sử dụng hồ sơ ĐKDT riêng của ngành và chịu sự hạn chế về tuổi tác, cân nặng, chiều cao, chỉ tiêu tuyển nữ...
TP - Các trường và thí sinh đều khổ - Đó là ý kiến của một số nhà quản lý giáo dục khi nói về chủ trương ngừng in cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng” năm 2012 của ngành GD&ĐT.
TP - Thấp nhất 13, cao nhất 27 - đó là thực tế điểm chuẩn vào các trường ĐH hằng năm. Cùng một ngành học, điểm chuẩn trường này với trường khác có thể chênh nhau đến 10 điểm. Bạn sẽ chọn trường nào vừa sức mình trong số hơn 400 trường ĐH, CĐ cả nước?