Ngừng in cẩm nang tuyển sinh, trường và thí sinh khổ

Ngừng in cẩm nang tuyển sinh, trường và thí sinh khổ
TP - Các trường và thí sinh đều khổ - Đó là ý kiến của một số nhà quản lý giáo dục khi nói về chủ trương ngừng in cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng” năm 2012 của ngành GD&ĐT.

> Nhiều trường dự kiến tuyển sinh khối A1

Cẩm nang về tuyển sinh cho học sinh chuẩn bị thi ĐH, CĐ năm 2011
Cẩm nang về tuyển sinh cho học sinh chuẩn bị thi ĐH, CĐ năm 2011.

Lấy Đại học quốc gia Hà Nội làm một ví dụ. Hiện nay, giống như các trường ĐH, CĐ khác, ĐH này chỉ mới đề xuất chỉ tiêu và chưa được duyệt nên chưa có gì là chính thức. Sau Tết Nguyên đán, như hầu hết các trường, lãnh đạo ĐHQG HN đang nghĩ tới việc biên soạn một tài liệu tuyển sinh riêng của ĐHQG HN để đưa về từng trường THPT.

Lãnh đạo ĐH Bách khoa, ĐH Sư Phạm Hà Nội, ĐH Công nghiệp HN… cũng đang nghĩ đến phương án viết tài liệu, đưa lên trang web của trường và in tài liệu nhờ sở và phòng GD&ĐT đưa đến
từng trường.

“Với chủ trương không in cuốn cẩm nang như đã nói ở trên, thay vì việc mua một cuốn sách nhỏ như mọi năm để có đủ thông tin về 471 trường thì thí sinh sẽ phải mua nhiều cuốn riêng lẻ của từng trường để nghiên cứu. Điều này chỉ gây thiệt thòi cho thí sinh và làm khổ các trường” - Một nhà tuyển sinh đã than như vậy.

Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, tuần này, ĐH Thái Nguyên sẽ họp bàn đến chuyện: thí sinh miền núi không phải dễ dàng nắm bắt thông tin vì mạng internet còn rất chập chờn !

Ông Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng ĐHSP HN nói: Khi học sinh, sinh viên đã có thói quen tìm thông tin tuyển sinh qua cuốn cẩm nang này thì việc không in cuốn cẩm nang là… đáng tiếc.

Ông Phạm Văn Bổng, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Công nghiệp HN có vẻ ủng hộ việc không phát hành cuốn cẩm nang và sẵn sàng ứng phó với tình huống. Ông cho rằng hiện có nhiều ý kiến khác nhau, nếu năm nay ngành thí điểm thì 1 năm sau mới đánh giá được hiệu quả nhưng dù sao, Bộ GD&ĐT vẫn nên có một cuốn như thế trên mạng chung để thí sinh tra cứu, nếu không, thí sinh sẽ gặp khó khăn khi xem thông tin rời rạc của từng trường.

Về việc kéo dài thời gian tuyển sinh đến cuối tháng 12 là một thay đổi rất mới của kỳ thi năm nay, các nhà quản lý giáo dục cũng có ý kiến rất khác nhau. Nhiều người cảnh báo lộn xộn có thể diễn ra.

Trong khi có khá nhiều trường còn băn khoăn chưa hình dung nổi phương án xét tuyển kéo dài sẽ diễn ra thế nào và liệu các trường có chủ động kế hoạch đào tạo không thì ông Đặng Kim Vui dự báo: Chắc nhiều trường chắc sẽ tổ chức tuyển theo các theo các đợt tập trung.

Theo ông Vui, phương án tuyển dài thế sẽ tránh được sự quá tải cho các trường giúp các trường bố trí cơ sở vật chất và giảng viên. Nếu tuyển sinh dồn ép vào một đợt thì nhiều trường sẽ quá tải về nguồn lực.

Để tránh hậu quả, ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Bách khoa HN đề nghị: Bộ GD&ĐT cần tổ chức một “đường” tuyển sinh online, trong đó, Bộ nắm giữ server để các trường đưa thông tin về tuyển sinh của trường mình lên.

Qua đó, thí sinh đăng ký dự tuyển trực tuyến và phần mềm đặc biệt sẽ xử lý thông tin trực tiếp, tránh hiện tượng thí sinh nộp hồ sơ vào, rút đi mà thông tin vẫn tù mù đối với cả bên tuyển và bên
dự tuyển.

Theo thông lệ, vào khoảng 10-3-2012, các thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ; nhưng khoảng trung tuần tháng 2-2012 hội nghị tuyển sinh mới diễn ra và lúc đó những vấn đề đổi mới chính thức của mùa tuyển sinh năm nay mới chính thức được quyết định.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhạc, phim mùa giáng sinh: 'Món' cũ vẫn đắt hàng
Nhạc, phim mùa giáng sinh: 'Món' cũ vẫn đắt hàng
TP - Mùa giáng sinh rộn ràng khắp phố phường với những cây thông được trang hoàng rực rỡ, tuy nhìn vào “thực đơn” món ăn tinh thần vẫn loanh quanh những sản phẩm nhuốm màu năm tháng. Từ phim ảnh đến âm nhạc đều mang màu sắc hoài niệm.