Đi học ba năm, chưa được về nhà

Những tấm giấy khen của con, niềm an ủi của mẹ. Ảnh: Việt Hương
Những tấm giấy khen của con, niềm an ủi của mẹ. Ảnh: Việt Hương
TP - Bố bị bão cuốn mất tích ngoài biển, mẹ đau yếu triền miên, mấy chị em cào nghêu, mót lạc, nhặt rác nuôi nhau. Người chị đi học 3 năm cách nhà hàng nghìn cây số, nhưng chưa một lần được về thăm nhà vì... không có tiền tàu xe.

Cào nghêu kiếm sống

Bà Nguyễn Thị Sim (40 tuổi), xóm 1, xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu - Nghệ An) kể: “Chồng tôi làm nghề chài lưới. Một ngày, ông ra đi mà không trở về, mình tôi với 4 đứa con thơ. Mẹ con tần tảo làm đủ nghề để kiếm cái ăn, nhà dù nghèo nhưng ơn trời, đứa nào cũng ham học và học giỏi”. Các con bà Sim lần lượt là Thái Thị Thắm, sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Nông lâm TPHCM, Thái Thị Tươi (lớp 11C1), Thái Thị Xuân (lớp 10C1) trường THPT Nguyễn Đức Mậu (huyện Quỳnh Lưu) và Thái Bá Đạt (lớp 6) trường THCS Sơn Hải. Cả 4 chị em đều dẫn tốp đầu, lớp chọn của trường trong các kỳ học trường làng, trường huyện.

Cô Trần Thị Lê, giáo viên trường THCS Sơn Hải không giấu được nước mắt khi nói về học trò của mình: “Em Xuân từng làm cho tôi khóc mấy lần. Dù thiếu tiền nộp nhưng em nhất quyết không cho tôi nộp dùm vì em ấy biết tôi cũng khó khăn. Nhìn cảnh học sinh của mình tất bật làm thuê, hết đi cào nghêu ngoài biển lại đi nhặt rác, tôi cầm lòng không được”. Bà Sim kể, trận bão năm 2011 cướp mất người chồng, chiếc thuyền đánh cá cũng bị sóng đánh chìm. Khổ tận cùng, thiếu ăn triền miên, nợ nần chồng chất nhưng rồi mẹ con cố gượng dậy đi làm thuê, làm mướn. Ai mướn gì, thuê gì mẹ con bà cũng làm, bất kể ngày đêm. Cứ thế mẹ góa con côi che chở, dìu dắt nhau sống qua ngày. “Nhiều lúc con chỉ mong có một phép màu, có một ai đó tốt bụng nuôi con ăn học. Con nhỏ quá, chẳng  ai thuê cả nên chỉ biết đi nhặt rác kiếm được vài ba nghìn ít quá chẳng thấm thía vào đâu”, Thái Bá Đạt (lớp 6), con bà Sim mếu máo.

Ba năm đi học, chưa một lần về nhà

“Chỉ cần được học thì việc gì kiếm ra tiền chúng em cũng sẽ làm. Chị cả bước sang năm thứ 3 rồi nhưng chưa một lần được về nhà đoàn tụ vì không có tiền tàu xe. Chúng em nhớ chị ấy lắm, chị nói sẽ góp tiền làm thêm để tết này được về nhà. Tết này chị ấy sẽ về, nhưng bọn em cứ chờ, chờ mãi”, Xuân nấc nghẹn vì nhớ chị, thương mẹ.

Thái Thị Thắm chia sẻ: “Em nhớ mẹ và các em lắm. Cứ qua mỗi đợt hè, tết đến bạn bè đều tất bật chuẩn bị đồ lên xe về quê còn mình em phải ở lại, nghĩ thật buồn tủi. Nếu về thì tiền học năm tới không có, lại bị nơi làm thêm đuổi việc nên em không dám. Đằng đẵng thế mà đã 3 năm trôi qua!”, Thắm nén tiếng thở dài.

Khi hay tin mình đỗ đại học, Thắm được mẹ vay mượn cho vài triệu bạc để lên đường vào TPHCM nhập học. Từ trường về nhà hơn nghìn km, với cô nữ sinh mồ côi càng thêm xa xôi cách trở. Để có tiền học, Thắm đi làm thêm, rửa bát, gia sư, rồi bán cà phê và gắng học để kiếm tiền học bổng tự trang trải. Khi dư dật, Thắm lại gửi một ít tiền về quê cho các em mua sách vở, giấy bút. “Đỡ đần cho mẹ được đồng nào hay đồng nấy!”, cô nữ sinh nghèo nói, xót xa.

Căn nhà nghèo của chị Sim không còn chỗ để treo bằng khen của các con. “Trong làng bằng tuổi em đều bỏ học cả, em không muốn như thế. Em cũng không muốn đi biển rồi lại không trở về với mẹ như bố em, em chỉ muốn học thôi…”, Đạt nói.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Hồ Thị Hà

Thắm ơi cố lên. Tết này về nha Thắm.

Thích Trả lời

Trần Thị Hiền

Cố lên Thắm.

Thích Trả lời

trần thị hoa

E rất cảm động khi nghe về câu chuyện của GĐ em cũng như hiểu được phần nào hoàn cảnh của GĐ.

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

 Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên, thanh niên

Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên, thanh niên

TPO - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên cơ quan năm 2025, Đảng ủy - Ban Biên tập Báo Tiền Phong đã trao đổi về định hướng chiến lược phát triển cơ quan; vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Du học sinh Việt 'chuyển mình' nơi trời Tây

Du học sinh Việt 'chuyển mình' nơi trời Tây

TPO - Rời xa vòng tay gia đình, một mình nơi đất khách, họ đã từng chông chênh giữa nỗi nhớ nhà, lạc lõng giữa khác biệt văn hóa, và vật lộn với vô vàn thử thách tưởng chừng không thể vượt qua. Thế nhưng, chính những khoảnh khắc yếu lòng ấy lại trở thành bước ngoặt để họ học cách đứng vững, thích nghi và làm chủ cuộc sống. 
Tuổi trẻ cả nước đảm nhận xây dựng, sửa chữa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

Tuổi trẻ cả nước đảm nhận xây dựng, sửa chữa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

TPO - Trong năm 2025, các cấp bộ Đoàn, cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên tham gia ủng hộ kinh phí, vật liệu xây dựng, thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ ngày công thực hiện hỗ trợ xây dựng các công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo chủ trương “3 liên kết”... với mục tiêu đảm nhận xây dựng, sửa chữa ít nhất 5.000 căn nhà. 
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trung ương Đoàn

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trung ương Đoàn

TPO - Ngày 1/4, tại Hà Nội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021- 2024.