Khi nam thanh niên 'bất lực' - bài cuối

Sống lành mạnh, chơi thể thao để mạnh hơn. Ảnh: Hồng Vĩnh
Sống lành mạnh, chơi thể thao để mạnh hơn. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Sử dụng ma túy, uống rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều, ăn chơi quá đà, quan hệ tình dục bừa bãi, sa đà vào công việc...là những nguyên nhân khiến nam thanh niên dễ bị 'bất lực' (rối loạn cương dương - RLCD).
Sống lành mạnh, chơi thể thao để mạnh hơn. Ảnh: Hồng Vĩnh
Sống lành mạnh, chơi thể thao để mạnh hơn. Ảnh: Hồng Vĩnh.
 

Giáo sư Trần Quán Anh, Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam, cho rằng để hạn chế và phòng tránh RLCD, bạn trẻ cần có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phải đầy đủ, ăn nhiều rau quả, tăng cường tập luyện thể dục thể thao… Các bạn trẻ cũng hạn chế thức khuya, chat sex, chơi game…

Theo bác sĩ (BS) Trịnh Hoàng Giang, Trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), lối sống không lành mạnh không chỉ dễ dẫn đến bị bất lực mà còn gây ra nhiều bệnh lý về tình dục khác, các bệnh về dạ dày, thần kinh…

BS Giang kể gần đây có một sinh viên đến khám khi hỏi cặn kẽ mới biết do vướng kỳ thi học kỳ, phải thức đêm nhiều, lo lắng dẫn tới bị căng thẳng, sức khỏe giảm sút, mệt mỏi rồi bất lực. Cậu càng lo sợ, bệnh càng nặng. Tuy nhiên, BS Giang cho biết thực ra, chỉ cần cậu sinh viên sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ, không quá lo lắng sau một thời gian sẽ trở lại bình thường.

Các bệnh lý về tình dục tăng nhanh gần đây. Ngoài RLCD còn có các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai... Ngành y tế, giáo dục, phương tiện truyền thông cần chuyển tải thông tin chính xác, thấu đáo để giúp bạn trẻ hiểu và nhận thức đúng đắn về vấn đề sức khỏe sinh sản, tình dục lành mạnh” - Bác sĩ Hưng cho biết.

BS Giang kể một sinh viên khác với tâm trạng hoảng hốt vì trót quan hệ với gái mại dâm mà không sử dụng bao cao su nên sợ nhiễm HIV, lậu, giang mai... Sau lần đó, cậu bị khủng hoảng tâm lý nặng nề, không thể quan hệ với người yêu vì bị ám ảnh.

Kết quả xét nghiệm cho biết cậu không bị HIV cũng như các bệnh tình dục. Cậu có phần thoải mái hơn và hoàn toàn hết bệnh sau khi được bác sĩ giải tỏa tâm lý, điều trị tích cực.

Bác sĩ nam học Nguyễn Bá Hưng, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng, kể một sinh viên tên N vừa đến khám vì… tự sướng nhiều quá. Có ngày N làm tới 10 lần khiến gần đây không thể làm ăn.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng cho biết: Giới trẻ thường mang tâm lý mặc cảm, xấu hổ mỗi khi đến khám. V, sinh viên ở Hà Nội, đến phòng khám Ánh Sáng trong tình trạng nồng nặc hơi men: “Em đắn đo lâu rồi mà chưa dám đi khám, phải uống tí rượu cho can đảm mới dám đến đây”.

Giáo sư Trần Quán Anh cho rằng cộng đồng phải có cái nhìn cảm thông về căn bệnh khó nói này, không mỉa mai châm biếm mà nên khuyến khích mọi người đi khám; cần tuyên truyền rằng bất lực là một bệnh xã hội, cũng cần được bình đẳng chữa trị như các bệnh khác.

Theo các BS nam học, bất lực là chứng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu ngại không đi khám có thể để lại hậu quả khôn lường như gây viêm tắc đường tiết niệu, vô sinh, hiếm muộn, ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình sau này của bạn trẻ.

BS Giang cho biết việc điều trị bất lực cho người trẻ khó khăn hơn nhiều so với người già, bạn trẻ thường bị sang chấn tâm lý nặng nề hơn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG