Yêu cầu đánh giá tác động đến sản xuất, xuất khẩu do dịch corona

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sẽ ảnh hưởng nặng nếu dịch corona kéo dài ở Trung Quốc
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sẽ ảnh hưởng nặng nếu dịch corona kéo dài ở Trung Quốc
TPO - Cùng với chỉ đạo của Chính phủ, tại cuộc họp khẩn 1 với các đơn vị cuối tuần qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Công Thương cần phân tích, đánh giá toàn diện tác động của dịch corona tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và đưa ra giải pháp.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, dịch sẽ tiếp tục có diễn biến ngày càng phức tạp, khó dự đoán về thời điểm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và sẽ gây ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn đến hợp tác thương mại, kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc ở 3 phương diện:  xuất khẩu các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc; giao lưu, trao đổi và giao dịch giữa doanh nghiệp hai nước và tiến trình thúc đẩy đàm phán mở cửa thị trường  và tháo gỡ khó khăn đối với một số sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Tại cuộc họp, người đứng đầu ngành công thương yêu cầu các đơn vị nghiên cứu sâu, đánh giá toàn diện tác động của dịch corona với cả thị trường trong và ngoài nước và đưa ra các phân tích, dự báo những tác động lớn đến Việt Nam do dịch bệnh từ cấp độ thấp nhất đến cao nhất để đưa ra các giải pháp cả trong ngắn và dài hạn.

“Trong bối cảnh hội nhập mới nhưng lại có dịch bệnh diễn biến phức tạp thì sẽ tác động như thế nào đến hoạt đông giao thương, trong đó có xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam? Cùng với những giải pháp cấp bách trong ngắn hạn, các đơn vị phải nghiên cứu đưa ra giải pháp ứng phó trong dài hạn ứng với từng kịch bản diễn biến của dịch bệnh”, ông Trần Tuấn Anh yêu cầu.

Cũng theo Bộ trưởng Công Thương, việc tìm kiếm, mở rộng thị trường là cần thiết và trên thực tế Bộ Công Thương đã và đang tích cực triển khai, tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch corona, trước hết cần tập trung vào những thị trường có tiềm năng và còn dư địa phát triển. Đặc biệt, ông Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh trong quá trình nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những giải pháp ứng phó với dịch corona của ngành Công Thương, các đơn vị cũng cần phân tích, đánh giá và phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan để Bộ Công Thương tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trong công tác phối hợp thực hiện.

Ngoài việc lập tổ công tác xây dựng báo cáo, đánh giá tác động và đề xuất từng giải pháp đối phó với dịch viêm phổi cấp, ông Trần Tuấn Anh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, người đứng đầu các đơn vị.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.