Yên giấc ngàn thu trong vũ trụ

Yên giấc ngàn thu trong vũ trụ
Dịch vụ chôn cất tro cốt của người chết trong vũ trụ đang khiến nhiều người kinh ngạc.

Yên giấc ngàn thu trong vũ trụ

Dịch vụ chôn cất tro cốt của người chết trong vũ trụ đang khiến nhiều người kinh ngạc.

Tên lửa mang tro cốt vào không gian. Ảnh: Space Services Inc
Tên lửa mang tro cốt vào không gian. Ảnh: Space Services Inc.
 

Việc chôn cất con người trong vũ trụ là điều còn mới mẻ và táo bạo, mà nhiều người cho rằng đó là ý tưởng điên rồ, thiếu thực tế. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật đã giúp nhiều công ty đưa ra dịch vụ kỳ lạ: “mai táng người chết trong không gian”.

Năm 1994, hai cựu nhân viên SSI bao gồm Charles M.Chafer và R.Chan Tysor thành lập công ty Celestis Inc để khởi động chương trình mai táng tro cốt của người chết trên tàu không gian Pegasus.

Chuyến bay đầu tiên của Celestis Inc là vào tháng 4/1997 đã đưa 24 chiếc bình mini đựng tro cốt của con người ở trái đất lên quỹ đạo. Đến tháng 6 năm nay, Celestis đã thực hiện 12 nhiệm vụ tương tự.

Theo Daily Telegraph, trong vũ trụ hiện có tro của rất nhiều người nổi tiếng như nam diễn viên James Doohan, người từng đóng vai kỹ sư Scotty trong loạt phim truyền hình nổi tiếng "Con đường ngôi sao", hay nhà văn đồng thời là nhà sản xuất John Meredyth Lucas, phi hành gia L.Gordon Cooper, và rất nhiều người khác đến từ Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Argentina, Canada, Trung Quốc, Đức.

Hầu hết tro của nhiều người được đưa vào không gian cùng lúc để giảm chi phí. Mỗi chuyến bay vào vũ trụ sẽ mang theo những hộp nhỏ chứa tro cốt của người được mai táng, mỗi hộp chứa khoảng 7 gram. Khoảng 100 hộp được đặt trong một container. Quá trình khởi động tên lửa kèm theo lễ tưởng niệm nhỏ cho thân nhân người quá cố.

Các hộp nhỏ chứa tro cốt được đưa lên tàu vũ trụ. Ảnh: Công ty Celestic
Các hộp nhỏ chứa tro cốt được đưa lên tàu vũ trụ. Ảnh: Công ty Celestic.
 

Các chuyên gia khẳng định, đa phần những hộp chứa tro cốt trên thực tế vẫn nằm trong phạm vi tác động của lực hấp dẫn trái đất. Chúng sớm hay muộn đều bị trái đất hút lại và đốt cháy trong bầu khí quyển do ma sát. Toàn bộ quá trình này có thể mất từ vài năm, thậm chí nhiều thập kỷ tùy thuộc vào khoảng cách các hộp tới trái đất, BBC cho hay.

Công ty Celetis cho biết, giá đưa tro cốt lên quỹ đạo trái đất là 5.000 USD, nếu muốn đưa lên quỹ đạo mặt trăng người nhà phải chi trả 12.500 USD.

Theo kế hoạch, năm 2014 dịch vụ Voyager của Celestis sẽ thực hiện một chuyến đi vào không gian sâu thẳm nhất, thực hiện cuộc hành trình vĩnh viễn trong vũ trụ. Chi phí cho một gram tro có giá 12.500 USD.

Vậy những “ngôi mộ không gian” này có làm gia tăng các mối nguy hiểm cho vệ tinh nhân tạo và Trạm vũ trụ quốc tế trên độ cao hàng ngàn kilomet không? Nicholas Johnson, nhà khoa học tại Văn phòng Orbital Debris Program Office của NASA nhận định: “Tại thời điểm này, đó không phải là một vấn đề”.

Các chuyến bay mai táng trong vũ trụ đang được lên kế hoạch trong tương lai và hình thức chôn chất này sẽ được nhiều người lưu tâm hơn, nó có thể tạo nên một nghĩa trang thực thụ ngoài vũ trụ.

Theo Lê Hùng
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.