> Người dân vẫn bị gây khó khi Nhà nước bồi thường
> Ngăn chặn việc né trách nhiệm bồi thường
Có thể nhận thấy, quy định về phạm vi bồi thường là hạn hẹp, không phù hợp với quy định của Hiến pháp. Trong Nhà nước pháp quyền không thể vin vào các lý do mà hạn chế quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của cá nhân, tổ chức. Để bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi hoạt động công vụ gây ra thì cần mở rộng phạm vi bồi thường đối với các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước”.
“Cán bộ vi phạm phải bồi thường toàn bộ”
TS. Nguyễn Văn Cường (Phó Viện trưởng Viện Khoa học xét xử, TAND Tối cao): “Cần thống nhất quy định, hướng dẫn về cơ chế xem xét trách nhiệm bồi thường ở tất cả các lĩnh vực trong trường hợp hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ cấu thành tội phạm hình sự, nhưng đang trong quá trình bị điều tra, truy tố, xét xử thì người thi hành công vụ bị chết. Cần sửa đổi quy định về xác định mức hoàn trả theo hướng mọi trường hợp người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật do lỗi cố ý mà gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền Nhà nước đã bồi thường”.
“Xin lỗi dân vẫn hình thức”
TS. Dương Đăng Huệ (Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự, Bộ Tư pháp): “Việc khôi phục danh dự cho người dân vẫn chưa được quy định cụ thể dẫn đến công tác này chưa tương xứng với yêu cầu.
Thực tế, mặc dù người bị thiệt hại bị ảnh hưởng rất lớn, nhưng quá trình xin lỗi vẫn diễn ra hình thức, không thoả mãn được yêu cầu cơ bản của người cần khôi phục danh dự. Hiện việc khôi phục danh dự mới chỉ quy định đối với các trường hợp liên quan đến tố tụng hình sự, chưa quy định các lĩnh vực khác”.
H.L
ghi