Triển lãm khai mạc sáng 21/5 tại không gian Thư quán, di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám giới thiệu 20 sáng tác đầu tay của hoạ sĩ Nguyễn Thanh Vũ.
Xuất hiện vào những năm đầu thế kỉ TCN, là nơi thờ cúng của đạo Bà La Môn trong giai đoạn văn hóa Óc Eo của vương quốc Phù Nam. Di tích Lưu Cừ bây giờ chỉ còn là tàn tích trong sách vở. |
Phát biểu khai mạc, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH VM-QTG kỳ vọng muốn đưa Văn Miếu sớm trở thành không gian sáng tạo, góp phần đưa Hà Nội hòa vào mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO. “Chúng tôi nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia trong một số sự kiện gần đây. Thông qua triển lãm lần này, chúng tôi mong muốn tiếp nối cảm xúc, để các bạn trẻ tạo ra năng lượng sáng tạo tích cực”.
Họa sĩ Nguyễn Thanh Vũ giới thiệu bức Khuê Văn Các. Ảnh: Nguyên Khánh |
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật đánh giá, xuyên suốt 20 tác phẩm trưng bày cho thấy tài nguyên văn hóa, di sản được tác giả thể hiện bằng sự sáng tạo tâm huyết nhằm thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam, một Việt Nam sống động.
Mũi điện-cực đông của Tổ quốc- nhìn trên cao. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH |
Hoạ sĩ Nguyễn Thanh Vũ sinh năm 1995, tốt nghiệp trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, có đam mê lớn với hội họa, đặc biệt là sơn dầu. Anh chia sẻ với Tiền Phong ấp ủ dự định vẽ các công trình kiến trúc, di sản và địa từ lâu. Từ khoảng tháng 6/2021 khi dịch bệnh bùng phát, Thanh Vũ bắt tay vào vẽ không ngừng nghỉ tới hết tháng 3/2022.
Tác phẩm của Thanh Vũ luôn muốn truyền cảm hứng và năng lượng tích cực cho giới trẻ. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH |
Khoảng 20 bức sơn dầu với các kích cỡ khác nhau phác họa nhiều di sản, danh thắng nổi tiếng từ Bắc-Trung-Nam như Lũng Cú, nhà thờ lớn Hà Nội, tháp Báo Thiên, Khuê Văn Các, Hổ Quyền, Mũi Điện, Nhà thờ Đức bà… Thanh Vũ theo đuổi trường phái Hậu ấn tượng, mong muốn truyền tải được sự mạnh mẽ giàu sức sống, nhiệt huyết cũng như tươi trẻ, bình yên thông qua các tác phẩm.
Bức tranh vẽ lại một buổi chiều nhẹ nhàng tại lối kiến trúc tam quan truyền thống của người Việt (Khuê Văn Các là cổng chính, hai bên là hai cổng Bí Văn và Súc Văn). Kiến trúc vẫn đứng đó, tự hào nhìn ngắm dòng người, dẫu thời gian có phủ bụi. |
Trong số các công trình kiến trúc xuất hiện trong tác phẩm, có một số công trình mà không nhiều người biết tới sự tồn tại như của Ca Lâu thành, chưa biết đến những bí mật của di tích Lưu Cừ…
Họa sĩ Thanh Vũ bày tỏ, anh hy vọng sẽ tiếp tục có thêm những chuyến đi để tìm hiểu di sản nhiều hơn nữa để nối dài bộ sưu tập 'Kỳ ẩn Việt Nam'.