Xử lý sai phạm trong quảng cáo thực phẩm, dược phẩm

Thanh tra Bộ Y tế kiểm tra sản phẩm thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh tra Bộ Y tế kiểm tra sản phẩm thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh
Trước thực trạng sai phạm trong quảng cáo thực phẩm, dược phẩm rất phổ biến trên trên thị trường trong thời gian qua, Bộ Y tế vừa chỉ đạo Thanh tra Bộ thiết lập tổ phản ứng nhanh để kiểm tra, giám sát lĩnh vực này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ký ban hành Chỉ thị ngày 4-12 về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế.

Theo Chỉ thị này, thời gian qua trên thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, các trang mạng xã hội đã xuất hiện nhiều vi phạm, sai phạm trong hoạt động quảng cáo các sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành y tế, đặc biệt là thực phẩm và dược phẩm.

Những thông tin quảng cáo được cài lẫn vào nội dung tin bài. Hơn thế nữa các thông tin quảng cáo còn sai lệch, không đúng chất lượng sản phẩm hàng hóa, thổi phồng công dụng của thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng đã gây tổn thất và thiệt hại tới sức khỏe người dân, tạo sự hoang mang và mất niềm tin của người tiêu dùng.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên theo Bộ Y tế là do sự phối hợp giữa các ngành trong quản lý còn nhiều sơ hở; ý thức chấp hành luật về quảng cáo của các đơn vị, doanh nghiệp chưa cao và chưa nghiêm túc; công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực này còn hạn chế như chưa bắt kịp các loại hình quảng cáo, quảng cáo xuyên quốc gia.

Trước thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế và Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành tổ chức triển khai nghiêm túc và quyết liệt về lĩnh vực quảng cáo, tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm quảng cáo thực phẩm dược phẩm, đặc biệt là thực phẩm chức năng nhất là trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, cần xử lý nghiêm, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể tham gia quảng cáo cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe của nhân dân.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đặc biệt yêu cầu Thanh Tra Bộ Y tế cần thiết lập tổ phản ứng nhanh về kiểm tra, giám sát hoạt động quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ “đặc biệt” thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.

Về nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn gồm Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý dược, Sở Y tế các tỉnh/ thành, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/ thành… cần thực hiện nghiêm các quy định về cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo; đồng thời phải phối hợp tích cực với Bộ, ngành, hiệp hội liên quan đề rà soát và dẹp “loạn” quảng cáo trên mọi “mặt trận” thông tin như hiện nay.

Liên quan đến việc siết chặt hoạt động quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ “đặc biệt” thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, nếu như hiện nay tất cả các thực phẩm đều phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo thì tới đây chỉ còn lại 2 nhóm thực phẩm phải thực hiện thủ tục hành chính này trước khi quảng cáo, bao gồm: Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y học. Các sản phẩm còn lại thì doanh nghiệp được tự quảng cáo mà không cần phải có xác nhận của cơ quan quản lý trước khi đăng tải thông tin quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy, để đảm bảo quản lý tốt công tác quản lý hoạt động quảng cáo về dược phẩm, thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chức năng trên thị trường trong thời gian tới đây, việc tăng cường khâu kiểm tra, thanh tra. Đồng thời nâng cao, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác này.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.