Xử lý cán bộ để mất rừng: Đắk Lắk cần học hỏi tỉnh Đắk Nông

Gỗ lậu vận chuyển công khai ở huyện Ea Súp
Gỗ lậu vận chuyển công khai ở huyện Ea Súp
TPO - Theo ông Y Biêr Niê – Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, qua theo dõi thông tin đại chúng, được biết tỉnh Đắk Nông rất quyết liệt trong việc xử lý cán bộ quản lý rừng để mất rừng. “Chắc chắn sẽ có sự học tập tỉnh Đắk Nông về vấn đề này” – Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk khẳng định.

Đó là nội dung mà ông Y Biêr Niê – Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk đã trao đổi với báo chí vào sáng 6/12, về việc để mất quá lớn diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua.

Theo ông Y Biêr Niê, việc mất rừng không phải sau này mới có, mà xuất phát từ sau thời điểm mới giải phóng (sau 1975). Tuy nhiên, sau này đúng là việc phá rừng xảy ra rầm rộ hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề do lực lượng kiểm lâm biên chế ít, mỏng dẫn đến rừng bị phá mà không quản lý được. “Ngày trước chúng ta thành lập các lâm trường đều từ đất rừng, nhưng lại đổi cơ chế hoạt động và không phát huy hiệu quả. Theo quy định, 1 biên chế kiểm lâm quản lý 500 ha. Còn thực tế ở Đắk Lắk mỗi biên chế phải quản lí hơn 1 nghìn ha rừng. Biên chế ít ỏi như thế thì làm sao mà quản lý được. Chúng ta đang họp ở đây, nó chặt phá ở ngoài kia. Lực lượng như thế thì làm sao mà giữ được. Nên phải  thông cảm với cán bộ tỉnh Đắk Lắk” – Ông Y Biêr  Niê nói.

Xử lý cán bộ để mất rừng: Đắk Lắk cần học hỏi tỉnh Đắk Nông ảnh 1 Ông Y Biêr Niê - Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk trao đổi với báo chí

Cũng theo Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, rừng mất không phải do tỉnh có chủ trương phá rừng để lấy gỗ bán, mà “mất rừng còn do các công ty lâm nghiệp không quản lý được dẫn đến để người dân lấn chiếm. Rừng bị phá không phải để lấy gỗ, mà để lấy đất sản xuất sau này. Nên việc quản lý rất khó khăn” . 

Một số phóng viên cho rằng thời gian qua việc xử lý cán bộ sai phạm do để mất rừng và đất rừng ở tỉnh Đắk Nông rất quyết liệt , nhưng ở Đắk Lắk thì xử lý quá nương nhẹ, không đủ tính răn đe.

“Thông qua báo chí tôi được biết vấn đề này, và rất hoan nghênh cách xử lý cán bộ sai phạm ở Đắk Nông. Chắc chắn Đắk Lắk sẽ có sự học tập tỉnh Đắk Nông về vấn đề này. Tỉnh ủy cương quyết đề nghị UBND tỉnh rà soát lại tất cả các công ty lâm nghiệp được giao, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, điểm trồng cao su, đơn vị nào không hiệu quả sẽ thu hồi. Thực tế đã thu hồi một số công ty. Nhưng, khi thu hồi mà giao cho xã, xã không có người, không có kinh phí để giữ, thì lại dẫn đến việc rừng và đất rừng tiếp tục bị dân lấn chiếm” – ông Y Biêr Niê nói.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.