Xét xử “cò” Hoa: Bị cáo đe nhau, khóc trước tòa

Bị cáo Sen rúm ró trước sếp cũ tại toà
Bị cáo Sen rúm ró trước sếp cũ tại toà
TP - Hôm qua, tại phiên xét xử vụ “cò” Nguyễn Thị Hoa cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của dân nghèo tại Đắk Lắk tiếp tục xảy ra chuyện bi hài.

Ký bừa vì tin cấp dưới

Ngày 19/3, Tòa bước sang ngày làm việc thứ 6 với phần xét hỏi các bị cáo và những người liên quan gồm “cò” Hoa, nhóm cán bộ xã Hòa Thắng và nhóm cán bộ phòng giao dịch Tân Lợi (PGD) thuộc ngân hàng Agribank tại Đắk Lắk.

Theo cáo buộc, sai phạm của nhóm cán bộ ngân hàng là câu kết với cò Hoa trong việc duyệt cho vay theo các hồ sơ làm giả, ký khống do Hoa tự lập, giao tiền của người xin vay cho cò Hoa tự tung tự tác, định giá tài sản cao vống so với giá trị thực… Trước tòa, bị cáo nào cũng chối cố tình làm trái với ý đồ vụ lợi, toàn đổ lỗi cho người đi vay.

Còn nhóm cán bộ xã Hòa Thắng đều khai đã xác nhận các hồ sơ giả, khống là do cả tin và … cơ chế. Ông Y Yên Mlô (Phó chủ tịch UBND xã Hòa Thắng, người xác nhận sai 12 hợp đồng thế chấp tài sản, không bị khởi tố) khai, cứ thấy bộ phận tham mưu ký nháy là ông ký, bởi tin tuyệt đối cán bộ tư pháp, theo… cơ chế một cửa! 

Cựu Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Trương Văn Chính ký sai 3 hợp đồng thế chấp tài sản khai cứ ký tên đóng dấu hồ sơ mà không kiểm tra xác minh, vì… cán bộ không được hành dân, phải giải quyết càng nhanh càng tốt.

“Mày khai đi, mày chết với tao”

Sáng cùng ngày, luật sư Lưu Mai Hưng bảo vệ cho bị cáo Bùi Thị Hồng Sen (SN 1980) tố với HĐXX việc bị cáo Nguyễn Công An (SN 1962) đe dọa bị cáo Sen, khiến Sen hoảng loạn không dám khai.

Xét xử “cò” Hoa: Bị cáo đe nhau, khóc trước tòa ảnh 1

Đơn tố cáo bị hăm dọa của bị cáo Sen

Sen nguyên là nhân viên tập sự dưới quyền ông An (nguyên cán bộ tư pháp xã Hòa Thắng) nên trước đó Sen khai phải thực hiện mọi việc theo chỉ đạo của “sếp”. 

Hai bị cáo này cùng bị khởi tố về tội lợi dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi hành công vụ, vì đã nhiều lần tham mưu cho lãnh đạo xã chứng thực các hợp đồng thế chấp không đúng sự thật. Lời khai của Sen trước toà nhiều lần khiến ông An nổi giận.

Tại phiên xét hỏi chiều 18/3, bị cáo Sen đứng trước vành móng ngựa khóc nghẹn, nói không nên lời. Tòa vừa tan, bị cáo An lại trợn mắt nạt nộ, đe dọa bị cáo Sen trước sự chứng kiến của khá đông bị hại. Trưa 19/3, bị cáo Sen làm đơn trình báo với tòa, có 5 nhân chứng xác nhận dưới đơn về việc ông An đã nói: “Mày khai đi! Làm gì được nhau? Mày khai đi, mày chết với tao!”.

Dù lá đơn của bị cáo Sen đã được Hội đồng xét xử ghi nhận, lưu vào hồ sơ phiên tòa, nhưng suốt phiên xét xử hôm qua, lần nào bị Tòa gọi lên đứng cạnh bị cáo An trước vành móng ngựa, bị cáo Sen cũng thất thần sợ hãi...

Theo 0
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.