Xây dựng phác đồ điều trị ngộ độc chì

Xây dựng phác đồ điều trị ngộ độc chì
TP - Ngày 18-4, tại cuộc họp tìm biện pháp phòng chống ngộ độc chì, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm, số bệnh nhân ngộ độc chì vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai tăng đột biến, chủ yếu do trẻ sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc.

>Nhiều kim loại nặng trong thuốc cam
>Phát hiện hai cơ sở bán thuốc cam nhiễm chì
>Số ca ngộ độc thuốc cam tăng mạnh

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai xây dựng phác đồ xử lý ngộ độc chì, lên kế hoạch dự trù thuốc, đồng thời tổ chức tập huấn xử lý ngộ độc chì cho các cơ sở y tế tuyến dưới.

Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang yêu cầu các sở y tế tăng cường quản lý các cơ sở hành nghề y tư nhân, nếu phát hiện giả danh y học cổ truyền, hành nghề trái phép, bán thuốc không đảm bảo chất lượng thì đình chỉ ngay. Với thuốc không có số đăng ký, không được phép sản xuất, cấm lưu hành.

l Ngày 18-4, Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, chưa cấp chứng chận tiêu chuẩn sản phẩm cho sản phẩm Sa tế KimLan Satay Paste tại thị trường Việt Nam. Ngày 16-4, Báo điện tử Kinh tế Trung Quốc và Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông thông tin phát hiện sản phẩm này của Cty Thực phẩm KimLan sản xuất (xuất xứ Đài Loan) có chứa chất hoá dẻo Di-isodecyl phthalate (DIDP) với hàm lượng 190ppm, trong khi mức cho phép là 9ppm.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG