TPO - Sau khi uống thuốc nam không rõ nguồn gốc liên tục trong hai tháng để chữa bệnh đau khớp gối, một bệnh nhân nữ 30 tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, tổn thương thần kinh do ngộ độc chì.
TP - Ngày 11-5, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì. Theo Bộ Y tế, chì gây độc với hầu hết cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thần kinh.
TP - Ngày 18-4, tại cuộc họp tìm biện pháp phòng chống ngộ độc chì, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm, số bệnh nhân ngộ độc chì vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai tăng đột biến, chủ yếu do trẻ sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc.
TP - Những ngày gần đây xuất hiện liên tiếp các ca trẻ em nhập viện do sử dụng một loại thuốc đông y có màu cam, quen gọi là thuốc cam dùng chữa bệnh viêm loét miệng và bước đầu được xác định là bị ngộ độc chì.
Gần đây, Sở khoa học & công nghiệp Lâm Đồng cho biết, các mẫu cốc thủy tinh có nguồn gốc từ Trung Quốc mà đơn vị này vừa kiểm tra đều có hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần so với quy định cho phép. Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng vừa công bố rau muống, thịt lợn, gạo và một số thực phẩm khác cũng có hàm lượng chì vượt quá mức cho phép của Bộ Y tế.