Xác lập cơ chế kiểm tra việc ban hành văn bản

Xác lập cơ chế kiểm tra việc ban hành văn bản
TP - “Cơ quan chủ trì soạn thảo phải có định hướng những vấn đề cần lấy ý kiến, cung cấp đầy đủ thông tin để tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức phản biện. Việc tổng hợp, giải trình ý kiến phải được thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

> Ra văn bản sai: Phải xử lý cả lãnh đạo
> Hội đồng hiến pháp phải có thực quyền
> Văn bản pháp luật nào sẽ bị đình chỉ, bãi bỏ?

Đó ý kiến đề xuất về quá trình soạn thảo VBQPPL, của ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp).

Ông Tuyến cho rằng, hiện nhiều cơ quan vẫn chưa coi trọng đúng mức việc lấy ý kiến, tổng hợp, xử lý và giải trình đầy đủ ý kiến của nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của VBQPPL. Việc lấy ý kiến còn mang tính hình thức, chủ yếu để đối phó với quy định của luật.

Để công tác xây dựng pháp luật hiệu quả hơn, theo ông Tuyến, cần phải đổi mới quy trình ban hành văn bản, phân biệt rõ quy trình hoạch định, phân tích chính sách và quy trình soạn thảo văn bản. Mặt khác cần kiểm soát, tăng cường dân chủ, minh bạch trong quá trình xây dựng VBQPPL, nâng cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì trình văn bản.

Ông Tuyến cũng cho hay, Bộ Tư pháp đang xây dựng Luật Ban hành VBQPPL, xác lập cơ chế kiểm tra trước và kiểm tra sau khi văn bản được ban hành.

Cụ thể, nội dung văn bản đó phải được duyệt thì mới được tiến hành soạn thảo, ban hành văn bản. “Sau khi văn bản được ban hành, sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với văn bản. Trong đó, cần gắn kết thẩm quyền giám sát văn bản của Hội đồng Hiến pháp trong trường hợp Hiến pháp 1992 được sửa đổi”- ông Tuyến nói.

Là chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, ông Phan Vinh Quang (Dự án USAID STAR Plus) cho rằng, quy trình lấy ý kiến các dự thảo VBQPPL còn nặng về hình thức, không quy định công bố giải trình các ý kiến đóng góp dẫn đến người dân không thấy được ý kiến của mình có được lắng nghe hay không. Quy trình lấy ý kiến cũng không có cơ chế giám sát, tập trung toàn bộ quá trình lấy ý kiến.

“Khái niệm không thực tiễn, thẩm quyền hạn chế, trình tự cứng nhắc, không chặt chẽ, lấy ý kiến, tham gia công chúng còn hình thức”- Ông Quang nhận xét về Luật hiện tại.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
TPO - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay có thể đạt mức tăng 7% như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro trong quý IV về cơ cấu tăng trưởng, nhu cầu thị trường thấp...