Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hà Nội, TPHCM: Cơ quan chức năng chậm trễ

Ô nhiễm không khí diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc, nhất là Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Như Ý
Ô nhiễm không khí diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc, nhất là Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Như Ý
TP - Ô nhiễm không khí kéo dài liên tục nhiều ngày qua tại Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Trong khi dân lo lắng, tự tìm cách bảo vệ sức khỏe thì cơ quan chức năng chưa có khuyến cáo chính thức cũng như chưa đưa ra giải pháp cấp bách.

GS Nguyễn Thị Kim Oanh, Viện Công nghệ Châu Á, chia sẻ, đầu năm 2019, Thái Lan bước vào đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng kéo dài gần một tháng. Cơ quan chức năng ban đầu có sự thờ ơ nhất định nhưng sau đó triển khai hàng loạt giải pháp hạn chế ô nhiễm như cấm một số phương tiện cá nhân, không cho người dân nấu nướng ngoài đường, khuyến khích dùng phương tiện công cộng, trường học ở thủ đô Bangkok đóng cửa. Cơ quan chức năng cũng cung cấp cho người dân một ứng dụng chính thức để thông báo chất lượng không khí hằng ngày.

Bắc Kinh từng là thành phố ô nhiễm nhất thế giới nhưng đến nay đã được cải thiện nhờ các biện pháp mạnh tay. Chính phủ khoanh vùng các khu vực ô nhiễm nhất và đặt lộ trình trong 5 năm phải giảm hàm lượng bụi PM2.5 khoảng 15%, 20%, 25%, tùy khu vực.

“Việt Nam cần có chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm không khí với các mục tiêu và hành động cụ thể như giảm bao nhiêu % bụi PM2,5, chứ không phải mục tiêu chung chung”, bà Oanh nói.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, những ngày qua, phản ứng của cơ quan chức năng trong vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TPHCM không kịp thời khiến người dân lo lắng. Ông cho rằng, người dân cần được thông tin đầy đủ, kịp thời để có hành động phù hợp nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe. Ví dụ, biết chỉ số bụi mịn PM2.5 lên cao, người già, trẻ nhỏ có thể hạn chế ra ngoài, trường học hạn chế hoạt động ngoài trời.

TS Tùng nói: “Việt Nam đang thiếu hàng loạt điều kiện cần thiết để triển khai các biện pháp lâu dài giảm thiểu ô nhiễm không khí. Chúng ta chưa kiểm kê được các nguồn gây ô nhiễm nên không thể đặt hành động ưu tiên”.

Năng lực quan trắc của Việt Nam cũng hạn chế. Hà Nội có 3 trạm quan trắc cố định (số liệu có độ tin cậy cao), TPHCM không có trạm cố định nào. Cơ quan chức năng không có cơ sở dữ liệu để đưa ra khuyến cáo với người dân. Việt Nam cũng chưa dự báo được chất lượng không khí khi số liệu quan trắc mỏng, số liệu các ngành khác như khí tượng, viễn thám khó tiếp cận.

MỚI - NÓNG
Tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu vượt khó 'gieo chữ' ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo
Tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu vượt khó 'gieo chữ' ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo
TPO - Phát biểu tại lễ tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2024, anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam nhấn mạnh: “Sự cống hiến của các thầy cô không chỉ góp phần phát triển năng lực cá nhân cho từng học sinh mà còn giúp tạo dựng nền móng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước”.
Nhiều vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện tại triển lãm quốc tế do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức
Nhiều vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện tại triển lãm quốc tế do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức
TPO - Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 19/12 đến 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại, trong đó có những sản phẩm mới sản xuất gần đây sẽ được trưng bày.