Hơn 4.200 hộ dân Huế sẽ rời khỏi Thượng thành và các di tích đặc biệt

Hàng nghìn hộ dân 'sống bám' lên di tích khiến vùng Thượng thàng (thuộc Kinh thành Huế) trong cảnh nhếch nhác hàng chục năm nay
Hàng nghìn hộ dân 'sống bám' lên di tích khiến vùng Thượng thàng (thuộc Kinh thành Huế) trong cảnh nhếch nhác hàng chục năm nay
TPO - Theo đề án, đây sẽ là cuộc di dân lịch sử, với hơn 4.200 hộ rời vùng Thượng thành Huế và các khu vực di tích đặc biệt.

Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế ngày 9/10 cho biết, đang xúc tiến Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực I di tích Kinh thành Huế, thuộc quần thể Di tích Cố đô Huế, để sớm thông qua các bộ, ngành chức năng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện. 

Được biết, đây là đề án thực hiện theo nội dung Thông báo số 26/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ và Kế hoạch số 28/KH-UBND của UBND tỉnh TT-Huế về tổ chức thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh TT-Huế hồi cuối năm 2017.

Hơn 4.200 hộ dân Huế sẽ rời khỏi Thượng thành và các di tích đặc biệt ảnh 1

Việc di dời, hỗ trợ tái định cư dân 'sống bám' lên di tích Cố đô Huế này cần nguồn kinh phí rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng

Đề án này hiện được UBND tỉnh giao UBND thành phố Huế chủ trì, phối hợp các Sở TN&MT, KH&ĐT, Tài chính, Văn hóa Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế đặc thù về di dời, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân trong phạm vi khu vực I di tích Huế. Trong đó nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ vốn triển khai làm cơ sở để UBND tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Hơn 4.200 hộ dân Huế sẽ rời khỏi Thượng thành và các di tích đặc biệt ảnh 2

Nếu giải quyết tái định cư cho cư dân 'sống bám' lên di tích đặc biệt của Cố đô Huế, đây được xem là cuộc di dân lịch sử tại Huế

Theo báo cáo của UBND thành phố Huế, hiện khu vực 1 kinh thành Huế có khoảng 4.201 hộ dân sinh sống. Do sống trong khu vực không đươc tu sửa, nâng cấp, cùng với diện tích chật hẹp, địa hình đồi dốc hẹp, đi lại khó khăn, người dân trong khu vực nghèo khó, sống trong nhà tạm bợ nên các điều kiện về vệ sinh môi trường không đảm bảo, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng di tích. Ngoài ra, có đông dân cư sinh sống trên các di tích đã thải nhiều chất thải sinh hoạt làm mất vệ sinh và làm cho di tích nhanh xuống cấp.

Hơn 4.200 hộ dân Huế sẽ rời khỏi Thượng thành và các di tích đặc biệt ảnh 3
 
Hơn 4.200 hộ dân Huế sẽ rời khỏi Thượng thành và các di tích đặc biệt ảnh 4

Kinh thành Huế hy vọng sẽ có thêm những hình ảnh đẹp như thế này sau khi di dời xong hơn 4.200 hộ dân 'sống bám' trong di tích (Ảnh: Đình Huy)

Dự kiến, Đề án được phân thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (thực hiện trong năm 2019 - 2021) triển khai di dời các hộ dân trong phạm vi di tích Kinh thành Huế gồm: Thượng thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (khoảng 2.938 hộ); giai đoạn 2 (từ năm 2022 - 2025) di dời các hộ dân trong phạm vi di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 4 phường trong Kinh thành Huế, di tích Trấn Bình đài (khoảng 1.263 hộ). Kinh phí di dời dân cư, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng khoảng hơn 2.800 tỷ đồng, nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

MỚI - NÓNG