Bao giờ chấm dứt cảnh “sống chung” với đường tàu

TPO - Tuyến đường sắt đoạn từ ga Hà Nội đến Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) đi qua hàng loạt những "điểm đen" về lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt. Tuy nhiên, để người dân dừng vi phạm hành lang an toàn, tránh tai nạn đáng tiếc là điều không dễ. 

“Xóm đường tàu” nằm giữa lòng Hà Nội là nơi nhiều người dân sinh sống. Cuộc sống sinh hoạt của người dân đã quá quen với tiếng còi báo, tiếng tàu hoả chạy qua mỗi ngày. Nhiều trẻ em sinh ra đã là bạn với chiếc đường ray cũ kỹ. Đường tàu không biết từ bao giờ trở thành đường đi, nơi tụ họp, nơi nấu ăn, vui chơi, làm việc của nhiều người dân nơi đây. Như khi tàu chạy qua con phố Phùng Hưng, ở đó có khá  nhiều quán cơm bình dân “mọc” lên để phục vụ những người lao động. Đến chiều tối, khi mà những chuyến tàu vãn đi, người dân có thể thoải mái sinh hoạt hơn.

Sinh hoạt bên cạnh những chuyến tàu dã trở thành một thói quen với người dân. Họ tuy không nhớ chính xác giờ mỗi chuyến tàu chạy qua nhưng như một điều đã thấm nhuần vào trong cuộc sống, người dân nơi đây quen với “nhịp”chạy đua với những chuyến tàu. Vì đã quá quen thuộc giờ tàu chạy, họ biết thời gian dọn dẹp đồ đạc, giảm bớt những sinh hoạt gần đường tàu để tránh ảnh hưởng đến các chuyến tàu.

Bác Đỗ Khắc Quang sống tại số nhà 34 Ngọc Hồi chia sẻ: “ Mặc dù vẫn chưa có tai nạn xảy ra gần nơi tôi sống nhưng đối với những người lạ khi đi qua đây tôi đều cảnh báo một cách cẩn thận để tránh những tại nạn không đáng có xảy ra”. Còn anh Long nhà có trẻ em sống trên đường Ngọc Hồi thì cho biết: “Nhà tôi có trẻ em nhưng thường cho bọn trẻ sống ở chỗ khác. Thỉnh thoảng tôi cho các bé xuống đây ngày cuối tuần thì lúc nào cũng cho chơi trong nhà, ít khi cho ra ngoài đường ray tàu hoả để chơi”. Tuy vậy, nguy hiểm vẫn rình rập quanh họ mà không ai có thể lường trước được sự việc sẽ xảy ra.

Phóng viên báo Tiền Phong đã đi cùng chiến sĩ CSGT đến từng nhà để ký bản cam kết đảm bảo TT, ATGT đường sắt tại đường Ngọc Hồi. Các chiến sĩ CSGT phổ biến một cách đầy đủ, chi tiết nội dung đảm bảo TT, ATGT đường sắt cho người dân sống quanh khu vực có đường sắt. Đơn vị cũng đã xuống làm việc với UBND phường và công an phường, hộ kinh doanh và hộ dân sống dọc xóm đường tàu yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về hành làng an toàn đường sắt.

Bao giờ chấm dứt cảnh “sống chung” với đường tàu ảnh 1 Trao đổi với PV Tiền Phong, Đại úy Đặng Hồng Giang, Đội trưởng Đội CSGT đường sắt (Phòng CSGT đường bộ, đường sắt – CA TP Hà Nội) cho biết, việc ký kết trên 6 tuyến đường sắt của Hà Nội là việc làm thường xuyên của đơn vị. Từ đầu năm 2018 đến nay, đơn vị đã tổ chức ký cam kết được 45 hộ gia đình và hộ kinh doanh. .
Bao giờ chấm dứt cảnh “sống chung” với đường tàu ảnh 2 Bản cam kết chỉ là một phần để đảm bảo được ý thức người dân không vi phạm hành lang an toàn đường sắt. Bên cạnh đó còn liên quan đến sự nhắc nhở, cảnh báo của chính quyền địa phương, chính quyền các cấp, các ngành để có được sự hiệu quả. 
Bao giờ chấm dứt cảnh “sống chung” với đường tàu ảnh 3 Các khu phố cổ, phố cũ mà có đường tàu chạy qua thì đây là khu vực đã đi vào lịch sử, nó đã tồn tại ở đây khá lâu nên để có thể xử lý được đường sắt ở khu vực này là khá khó. .
Bao giờ chấm dứt cảnh “sống chung” với đường tàu ảnh 4 Trước mắt,hướng xử lý thực hiện các biện pháp như tuyên truyền cho người dân về vấn đề giữ gìn hành lang an toàn đường sắt một cách an toàn; tham mưu cho chính quyền địa phương về vấn đề an toàn; kiến nghị ban ngành đoàn thể, tổng công ty đường sắt để có biện pháp dài hơi như làm đường gom, giải toả….
Bao giờ chấm dứt cảnh “sống chung” với đường tàu ảnh 5 Vô tư tập kết phế liệu gần đường ray đường sắt.
Bao giờ chấm dứt cảnh “sống chung” với đường tàu ảnh 6 Người dân kinh doanh ngay bên cạnh tử thần.
Bao giờ chấm dứt cảnh “sống chung” với đường tàu ảnh 7 Bất chấp tàu sắp qua, nhiều người vẫn cố vượt qua hành lang bảo vệ.
MỚI - NÓNG