TPO - Bộ GTVT khẳng định luôn ủng hộ các hộ dân kinh doanh du lịch và bảo đảm đời sống, song việc kinh doanh phải đảm bảo an toàn cho du khách, an toàn chạy tàu. Vì vậy, việc di dời, tái định cư đối với các hộ dân sống trong khu vực hành lang an toàn đường sắt là yêu cầu cấp thiết.
TPO - Theo quy định thì khoảng cách mà người dân đưa ra vẫn không đảm bảo an toàn hành lang đường sắt nên kiến nghị của người dân không thể thực hiện được.
TPO - Mong muốn được kinh doanh trở lại, người dân “xóm đường tàu” đã gửi đơn kêu cứu và đề xuất giải pháp dựng barie trước khu vực cửa nhà để ngăn không cho hành khách bước ra khu vực đường ray, lắp camera giám sát để biết trước mỗi khi có tàu đến nhằm cảnh báo cho người dân và du khách du lịch…
TPO - Sáng nay (10/10), các cơ quan chức năng đã chính thức đóng cửa "xóm cà phê đường tàu" phố Phùng Hưng (Hà Nội). Sự vắng lặng bao trùm đoạn đường mà những ngày trước vẫn còn nườm nượp du khách ra vào để uống cà phê, “check in”, chụp ảnh cùng đường tàu và khi đoàn tàu chạy qua.
TPO - Tuyến đường sắt đoạn từ ga Hà Nội đến Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) đi qua hàng loạt những "điểm đen" về lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt. Tuy nhiên, để người dân dừng vi phạm hành lang an toàn, tránh tai nạn đáng tiếc là điều không dễ.
TPO - “Xóm đường tàu” ở Hà Nội kéo dài qua nhiều dãy phố, bắt đầu từ phía Ga Hà Nội (đường Trần Quý Cáp) đi qua cây cầu Long Biên hướng ra ngoại thành và đi đến các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Phòng…