Vui vẻ hiến đất tiền tỷ để làm đường

0:00 / 0:00
0:00
Bà Bùi Thị Màu đã hai lần hiến đất phục vụ mở rộng đường Phan Chu Trinh
Bà Bùi Thị Màu đã hai lần hiến đất phục vụ mở rộng đường Phan Chu Trinh
TP - Cả trăm hộ dân sẵn sàng chặt cây trồng giá trị cao, di dời tài sản, thậm chí đập căn nhà tọa lạc vị trí đắc địa trị giá hàng tỷ đồng để hiến đất làm đường.

Hiến cả mảnh đất 3 tỷ đồng

Một ngày đầu tháng Tư, PV Tiền Phong nhận được điện thoại của ông Nguyễn Hữu Ánh, Chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, thông báo thời gian người dân đồng loạt tháo dỡ công trình để giao đất cho Nhà nước mở rộng đường. Đến hẹn, trên trục đường Lê Hồng Phong giao Nguyễn Khuyến, nhà chị Phạm Thị Sim (cán bộ, đảng viên làm việc tại Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Cư Jút) đang có nhóm thợ xây lại cổng mới sau khi đập cổng cũ để hiến đất. Gia đình chị hiến mảnh đất rộng 13m, dài 50m dọc theo tuyến đường.

“Hiến nhiều đất mình tiếc chứ, trung bình 1m2 đất trị giá khoảng 3 triệu đồng. Tuy vậy, khi lãnh đạo vận động, vợ chồng mình đồng ý luôn. Thậm chí, mình còn tuyên truyền bà con trong xóm cùng làm theo”, chị Sim nói.

Nhìn thợ dùng máy cắt phần tường đánh dấu vị trí đập bỏ đi, bà Bùi Thị Màu (tổ dân phố 11, thị trấn Ea T’ling) vui vẻ nói: “Đây là lần thứ hai tôi đập bỏ cổng nhà để hiến đất để mở rộng con đường Phan Chu Trinh. Lần này, tôi hiến 30m2 đất”. Cũng lần thứ hai hiến đất mở rộng đường, ông Y Bhit Niê Kđăm (người Êđê, trưởng buôn U2, thị trấn Ea T’ling) còn hào phóng hơn khi hiến phần đất sâu trong nhà. Lần này, ông hiến 4,5m ngang và hơn 7m dọc đường Nơ Trang Gưh.

“Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chưa đủ, chúng tôi còn nhờ già làng, trưởng bon (buôn), các vị chức sắc tôn giáo hỗ trợ. Cuối cùng, nhiều hộ dân tự nguyện tháo dỡ nhà, giao đất cho Nhà nước”.

Ông Lê Trọng Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ðắk Nông

Ngắm con đường rộng thênh thang, chạy thẳng vào Trung tâm hành chính của huyện Cư Jút, anh Lâm Văn Hùng (tổ dân phố 4, thị trấn Ea T’ling) nói rằng, nếu người dân không đồng thuận hiến đất, đường sẽ không bao giờ rộng đẹp thế này. Anh Hùng là người vừa hiến 3m ngang và 35m dọc tại giao lộ Ngô Quyền và Nguyễn Tất Thành (một trong những tuyến đường đắt đỏ bậc nhất huyện Cư Jút), trị giá 3 tỷ đồng.

Cán bộ, đảng viên đi đầu

Ông Phùng Xuân Tuấn, Bí thư Đảng ủy thị trấn Ea T’ling, cho biết, phong trào hiến đất làm đường đã được triển khai nhiều năm qua và phát triển mạnh nhất từ khi thị trấn được công nhận đô thị loại 4 vào tháng 6/2020. Ông Nguyễn Hữu Ánh, Chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling, kể rằng, quá trình vận động gặp nhiều trở ngại như nhiều hộ đất ít, con đông, hộ thuộc diện khó khăn, hộ dân tộc thiểu số, đất thuộc khu vực đắc địa…

“Để dân hiến phần đất có giá trị tiền trăm, tiền tỷ là điều không dễ. Nơi nào dễ, chúng tôi làm trước, vận động cán bộ, đảng viên đi đầu. Ngoài ra, chúng tôi còn giải thích cho dân hiểu rõ lợi ích khi đường được mở rộng”, ông Ánh nói. Nhờ đó, nhiều tuyến đường trọng điểm của thị trấn được mở rộng, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng tiền giải phóng mặt bằng. Thậm chí, phần làm nền lề đường, dân cũng đóng góp.

Ông Lê Trọng Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, người đặt nền móng cho phong trào hiến đất xây dựng hạ tầng ở huyện Cư Jút, kể rằng, cuối năm 2009, ông được điều động về giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện Cư Jút với trọng trách xây dựng địa phương trở thành khu đô thị; nhiệm vụ cấp bách là mở rộng các tuyến đường vốn chỉ rộng từ 2-3m thành 17-26,5m.

“Rất nhiều cuộc họp bất kể ngày nghỉ, xuyên trưa làm sao thuyết phục nhân dân. Thế rồi, nhờ có công khai, minh bạch để người dân hiểu chính sách, dần dần những cánh tay giơ lên xin hiến đất. Một người hiến, hai người hiến và rất nhiều người tham gia”, ông Yên kể. Một hộ dân ở xã biên giới Đắk Wil hiến cả căn nhà và cây trồng trị giá hơn 1 tỷ đồng để mở rộng tuyến đường từ thị trấn Ea T’ling vào năm 2010.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…