'Vua tôm' Việt Nam bất ngờ giành lại ngôi số 1 thế giới

TPO - Tập đoàn Thủy sản Minh Phú của 'vua tôm' Lê Văn Quang làm Chủ tịch tiếp tục trở thành doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, với kim ngạch năm 2018 đạt 751,2 triệu USD.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, trong tháng 12/2018, Minh Phú xuất khẩu gần 6.300 tấn tôm, kim ngạch đạt gần 72 triệu USD, tăng 11,43% về lượng và tăng trên 9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

'Vua tôm' Việt Nam bất ngờ giành lại ngôi số 1 thế giới ảnh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm nhà máy của "Vua tôm" Minh Phú

Kết thúc năm 2018, Minh Phú đã xuất khẩu gần 67.500 tấn tôm, thu về trên 751 triệu USD, 19,6% về lượng và gần 7,7% về giá trị so với năm 2017. “Với con số trên Minh Phú hiện dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tôm, vượt một doanh nghiệp đứng thứ 2 ở Ecuador”- ông Quang nói.

Trước đó, hồi tháng 5/2018, khi giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, Bộ NN&PTNT chủ trì Hội nghị “Các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững” tại Bạc Liêu. 

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp sản xuất giống lớn như Minh Phú, Nam Miền Trung, Việt Úc đã cam kết giảm giá giống 10%, Tập đoàn Minh Phú cam kết tăng giá tôm nguyên liệu thêm 10%. Các giải pháp trên đã giúp giá tôm nguyên liệu đã tăng trở lại (giá tôm thẻ chân trắng tăng thêm 10.000-12.000 đồng/kg).

Từ cuối quý II/2018 giá tôm nguyên liệu đã tăng lên, người nuôi tiếp tục thả giống nuôi tôm, góp phần đưa sản lượng tôm các loại đạt khoảng 800 nghìn tấn, tăng 10,5% so với năm 2017.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), năm 2018 kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt 3,59 tỷ USD, giảm 7,1% so vơi năm ngoái, trong đó tôm thẻ chân trắng đạt 2,48 tỷ USD giảm 2%, tôm sú 810 triệu USD, giảm 7,8%.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.